Hà Nội đặt ra 27 chỉ tiêu kế hoạch năm 2020

Với chủ đề "Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020 và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp”, Hà Nội đặt ra mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5% trở lên năm 2020.
Hà Nội đặt ra 27 chỉ tiêu kế hoạch năm 2020

Chiều 11/12, tại hội nghị triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2020 của TP Hà Nội, Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền cho biết năm 2020, Hà Nội thực hiện 27 chỉ tiêu: 1 chỉ tiêu về thu - chi ngân sách (HĐND TP giao trên 278 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3% so với ước thực hiện năm 2019); 25 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội (thêm 3 chỉ tiêu so với Nghị quyết HĐND TP quyết nghị và kế hoạch năm 2019 gồm Giường bệnh/vạn dân, Bác sỹ/vạn dân, Tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng); 1 chỉ tiêu về biên chế hành chính, sự nghiệp (đối với biên chế công chức, giảm 2% biên chế theo đúng Quyết định của Bộ Nội vụ; đối với biên chế viên chức, giảm 2% biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài giáo dục, y tế, tập trung chuyển các đơn vị sự nghiệp sang tự chủ).

Giám đốc Sở Tài chính Hà Minh Hải cho biết, để thực hiện chỉ tiêu Thành phố giao thu ngân sách trên 278 nghìn tỷ đồng, các quận, huyện, thị xã cũng như các sở, ngành cần tổ chức triển khai ngay từ đầu năm. Dự toán chi phải bảo đảm khớp với đúng dự toán được giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi.

Việc phân bổ dự toán năm 2020 phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và nguyên tắc của HĐND, UBND Thành phố đã thống nhất, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát kỹ các nhiệm vụ chi ngoài định mức khoán chi, không bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chưa thực sự cấp bách.

Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền nêu lưu ý chỉ tiêu cần tập trung như chỉ tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5% trở lên. Để thực hiện chỉ tiêu này, các ngành và các địa phương cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; hạ tầng thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu; phát triển du lịch; các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; kiểm soát dịch bệnh...

Cũng theo ông Quyền, năm 2020 là năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm (2016-2020), qua theo dõi thì 3 chỉ tiêu: Giường bệnh/vạn dân; bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng là những chỉ tiêu cần phải tập trung chỉ đạo quyết liệt nên UBND Thành phố giao chỉ tiêu này để tập trung chỉ đạo nhằm hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.

Giám đốc Sở Nội vụ Vũ Thu Hà cho biết, năm 2020, UBND Thành phố đã tham mưu HĐND TP giảm 2% biên chế công chức theo đúng quyết định của Bộ Nội vụ; giữ ổn định biên chế viên chức giáo dục, y tế so với năm 2019, số nhu cầu tăng thêm năm 2020 do tăng học sinh, tăng giường bệnh sẽ được bổ sung sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2020, các đơn vị xây dựng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành, lĩnh vực, có phân công thực hiện và tiến độ hoàn thành cụ thể từng nhiệm vụ để tổng hợp trình UBND Thành phố ngay sau khi Chính phủ có Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2020.

Xem thêm

Hà Nội chi hơn 2.500 tỷ xây cầu Vĩnh Tuy mới

Hà Nội chi hơn 2.500 tỷ xây cầu Vĩnh Tuy mới

Hà Nội sẽ chi hơn 2.500 tỷ đồng thi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Việc lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện trong thời gian tới để dự án kịp hoàn thành vào cuối năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...