Đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Hà Nội có thêm 10 cây cầu qua sông Hồng

Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa được công bố, vùng Thủ đô Hà Nội sẽ xây dựng thêm mới 10 cây cầu vượt qua sông Hồng.
Đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Hà Nội có thêm 10 cây cầu qua sông Hồng

Cụ thể, 10 cầu vượt sông Hồng sẽ được xây dựng mới gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).

Bộ GTVT cũng vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri TP. Hà Nội về đề nghị nghiên cứu xây thêm cầu dây văng vượt sông Hồng để giảm tải cho cầu Mễ Sở.

"Việc xây dựng các cây cầu giúp kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng", Bộ Giao thông Vận tải đánh giá như trên trong văn bản trả lời cử tri TP. Hà Nội, ngày 23/12.

Trong số 10 cây cầu được quy hoạch, cử tri Hà Nội đề nghị thay đổi thiết kế và tên gọi cầu Mễ Sở kết nối huyện Thường Tín (Hà Nội) với huyện Văn Giang (Hưng Yên) thành cầu Đại Bình hoặc Chí Nghĩa; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu thêm cầu dây văng vượt qua sông Hồng để giảm tải cầu Mễ Sở.

Theo Bộ Giao thông vận tải, cầu Mễ Sở (kết nối huyện Thường Tín, Hà Nội với huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) thuộc đường Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội. Hiện tuyến đường vành đai này Thủ tướng đang giao Bộ Giao thông Vận tải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Trong quá trình đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án thiết kế khác nhau của cầu Mễ Sở trên cơ sở điều kiện tự nhiên, giá thành, công nghệ thi công, chi phí quản lý, cảnh quan khu vực xây dựng... Từ đó làm cơ sở lựa chọn phương án đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật, thẩm mỹ kiến trúc.

Sau khi đầu tư hoàn thành cầu Mễ Sở, Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu về tên gọi cầu theo quy định.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cầu Mễ Sở có tổng mức đầu tư dự kiến 4.881 tỷ đồng.

Vào cuối tháng 5/2020, Thủ tướng có văn bản đồng ý với đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng cầu Mễ Sở vượt sông Hồng.

Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 13,8 km, chiều rộng 17 m. Điểm đầu dự án là nút giao Quốc lộ 1 với đường vành đai 4 thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội). Điểm cuối là nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường vành đai 4 thuộc huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Hiện nay Hà Nội có 8 cầu gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì - Ba Vì.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…