Hà Nội điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng thủ đô, sông Hồng sẽ thành trục trung tâm

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội có sự điều chỉnh. Theo đó, Hà Nội sẽ lấy sông Hồng làm trục trung tâm để phát triển đô thị hài hòa.
Hà Nội điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng thủ đô, sông Hồng sẽ thành trục trung tâm

Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ông Dương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã trình “Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. Theo đó, Hà Nội xác định sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm; phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội.

Xây dựng thủ đô
Ảnh minh họa. 

Ông Tuấn cho biết, mục tiêu điều chỉnh quy hoạch nhằm xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để thành phố phát triển thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị.

Cùng với đó, dự án sẽ sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị; thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho đô thị, đưa người dân ra các đô thị xung quanh, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, mô hình thành phố trực thuộc thành phố.

Ngoài ra, việc điều chỉnh quy hoạch còn nhằm quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại khu vực trung tâm; ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn.

Đáng chú ý, việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm; phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội.

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011. Đây là quy hoạch đô thị (bao gồm toàn bộ quy hoạch xây dựng), là quy hoạch tổng hợp không gian, hạ tầng chuyên ngành, ngành, lĩnh vực được xác định nền tảng quy hoạch xây dựng phát triển Thủ đô tại Luật Thủ đô 2012.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, một số quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quy hoạch đô thị đã sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như Luật Quy hoạch 2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch (Luật số 35/2018/QH14) và có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, cấp vùng và phát triển đô thị, nông thôn ảnh hưởng tới tính chất, chức năng, định hướng phát triển xây dựng Thủ đô như điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Do đó, trên cơ sở báo cáo của UBND Thành phố và ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (văn bản số 383/TTg-CN ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Đồng thời, UBND Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai lập Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch có tầm bao quát lớn, tích hợp đồng bộ các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực, các luật có liên quan đến quy hoạch toàn Thành phố.

Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội cần thiết phải ban hành Kế hoạch triển khai công tác lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo việc nghiên cứu triển khai đồng thời, có tính bổ trợ, lồng ghép nội dung, đảm bảo thống nhất với Quy hoạch thành phố Hà Nội đang nghiên cứu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…