Hà Nội: Kiến nghị không tiếp tục xây dựng chợ dân sinh kết hợp trung tâm thương mại

Hà Nội có 454 chợ hoạt động với hơn 90.000 hộ kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu của người dân chủ yếu vẫn thông qua hoạt động chợ truyền thống (chiếm khoảng 60%).
Hà Nội: Kiến nghị không tiếp tục xây dựng chợ dân sinh kết hợp trung tâm thương mại

Giai đoạn 2011-2016, toàn Thành phố đã huy động khoảng 3.054 tỷ đồng (trong đó, có 2.781 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách, chiếm 91%) để đầu tư xây dựng được 43 chợ mới, xây dựng lại 16 chợ và cải tạo nâng cấp 95 chợ; nguồn vốn ngân sách xây dựng, cải tạo chợ chủ yếu thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.

Qua giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố cho thấy, hầu hết các chợ trên địa bàn Thành phố đã được phân hạng, hiện nay có 160/454 chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, khai thác kinh doanh (đạt tỷ lệ 35%), còn lại do Ban quản lý thuộc quận huyện, tổ quản lý thuộc xã, phường quản lý, khai thác theo phân cấp; phối hợp xây dựng phí chợ (nay là giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho các đơn vị xây dựng mức thu cụ thể…

Chính quyền các cấp cơ bản đã quan tâm hơn đến công tác quản lý chợ trên địa bàn, thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Có đơn vị thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động 100% chợ trên địa bàn, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chợ văn minh đô thị, quản lý có hiệu quả các chợ thuộc địa phương.

Tuy nhiên, việc lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới chợ gắn với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chưa kịp thời dẫn đến nhiều bất cập: một số nơi không có chợ dân sinh hoặc có chợ song chưa cập nhật bổ sung quy hoạch nên chưa thực hiện phân hạng chợ… Phần lớn các chợ đã xuống cấp, có chợ xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC), an toàn vệ sinh thực phẩm, sắp xếp ngành hàng; số lượng chợ chưa phân hạng còn nhiều, việc thực hiện phân hạng lại chợ còn chậm.

Bên cạnh đó, còn tới 144/545 chợ (chiếm 26,4%) chưa phê duyệt phương án bố trí sắp xếp ngành hàng, một số chợ đã phê duyệt thì việc bố trí không đúng theo phương án (như chợ Đầu mối phía Nam, chợ Láng Hạ…). Chỉ có 52/454 chợ (khoảng 11,4%) thực hiện đánh giá tác động môi trường; tỷ lệ các hộ kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm tính đến thời điểm giám sát còn thấp, cá biệt có quận, huyện chỉ đạt 30-40%; công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn; khoảng 61% chợ có hồ sơ theo dõi, phương án PCCC, nhiều chợ tiềm ẩn nguy cơ cháy cao, cá biệt có 07 chợ không đáp ứng bất kỳ một tiêu chí nào về PCCC.

Việc phê duyệt, niêm yết công khai mức thu phí tại các chợ còn nhiều bất cập. Còn tới 86/454 chợ chưa triển khai lập, chưa phê duyệt mức thu phí chợ; 276/454 chợ (61,2%) không được UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo căn cứ thu phí chợ. Hầu hết các đơn vị chưa xây dựng, trình phê duyệt giá dịch vụ sử dụng diện tích chợ theo quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND Thành phố, việc triển khai còn bị động, thiếu quyết liệt, chưa đề ra kế hoạch hoàn thành cụ thể. Công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm trong thu phí chợ đối với các chợ chưa lập và trình phê duyệt mức phí theo quy định còn hạn chế.

Hơn nữa, việc chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ còn chậm, có quận huyện không thực hiện được, xin giãn tiến độ. Một số chợ khi chuyển đổi mô hình quản lý còn có vướng mắc kéo dài, chậm được giải quyết gây bức xúc trong tiểu thương, khó khăn cho công tác quản lý của địa phương. Một số quận, huyện chưa quyết liệt giải tỏa chợ cóc, sắp xếp chợ tạm. Việc giải tỏa chợ cóc, sắp xếp chợ tạm chưa gắn với quản lý trật tự văn minh đô thị, chưa đạt kế hoạch đề ra, có phát sinh điểm mới.

"Đặc biệt, hiệu quả hoạt động của một số chợ trên địa bàn còn hạn chế, nhiều chợ hoạt động không hết công suất, cá biệt có chợ chỉ đạt 30-40%. Một số chợ hạng 1 sau chuyển đổi chưa phát huy được giá trị truyền thống của chợ đã có, chưa tương xứng với quy mô và lợi thế vị trí đất. Một số chợ còn chưa ký hợp đồng thuê đất, nợ tiền thuê đất.

Chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý, hoạt động của một số chợ trên địa bàn thành phố, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo rà soát quy định về phân cấp quản lý nhà nước về chợ theo hướng phân cấp quản lý triệt để, toàn diện trên nguyên tắc: Cấp nào thực hiện thuận lợi, hiệu quả thì giao cho cấp đó thực hiện; báo cáo HĐND Thành phố theo quy định. Trường hợp Chính phủ chưa sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 về quản lý chợ hạng 1 thì UBND Thành phố xem xét ủy quyền cho một số quận, huyện quản lý toàn diện, triệt để chợ hạng 1.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát điều chỉnh mạng lưới phát triển chợ trên địa bàn, gắn quy hoạch ngành với quy hoạch xây dựng; quản lý, phát triển chợ trên địa bàn Thành phố theo quy hoạch.

Đặc biệt không đầu tư xây dựng chợ dân sinh kết hợp trung tâm thương mại như mô hình vừa qua, bởi hiệu quả kinh doanh không đáp ứng, gây khó khăn cho cả người tiêu dùng cũng như người bán hàng, doanh nghiệp kinh doanh trong chợ; đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, xây dựng chợ trên địa bàn; sớm triển khai cơ chế sử dụng ngân sách cho đầu tư, cải tạo, khai thác kinh doanh chợ thông qua phương thức hợp tác công-tư (PPP), trong trường hợp các chợ trước đây được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nay đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo hoạt động mà không kêu gọi xã hội hóa được thì báo cáo Chính phủ cho phép sử dụng ngân sách địa phương đầu tư, cải tạo.

Chỉ đạo, rà soát, hoàn thiện thủ tục thuê đất đối với các chợ chưa ký hợp đồng thuê đất, thu nợ tiền thuê đất; đánh giá tác động môi trường và xây dựng các phương án bảo vệ môi trường tại các chợ.

Đồng thời, kiến nghị UBND TP chỉ đạo UBND cấp huyện khẩn trương xây dựng trình UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch lộ trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ, trọng tâm vẫn là doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Chính phủ. Việc sáp nhập các Ban quản lý chợ cần quan tâm đến sự phù hợp với mô hình chuyển đổi quản lý, kinh doanh, khai thác chợ. Chỉ đạo sớm phê duyệt chuyển đổi các Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp tự trang trải chi phí theo đúng quy định của Chính phủ…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...