Hà Nội muốn thêm kinh phí để hỗ trợ phát triển làng nghề, kinh tế trang trại

Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị Thành phố hỗ trợ bổ sung thêm 12 làng nghề với số tiền là 6 tỷ đồng.
Hà Nội muốn thêm kinh phí để hỗ trợ phát triển làng nghề, kinh tế trang trại

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 1.350 làng có nghề, trong đó có 308 làng nghề đã được công nhận.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và suy giảm kinh tế; sức mua giảm sút, thị trường tiêu thụ bị chững lại, nhiều đơn hàng bị hủy bỏ, ảnh hưởng lớn đến các làng nghề và thu nhập của các hộ sản xuất trong làng nghề.

Trên cơ sở đăng ký và đề nghị của 87 làng nghề trên địa bàn thành phố, nội dung hỗ trợ năm 2020 xây dựng hỗ trợ cho 10 làng nghề, cắt giảm 2 làng nghề do dịch Covid-19 còn lại 8 làng nghề (4 tỷ đồng). Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị hỗ trợ bổ sung thêm 12 làng nghề là 6 tỷ đồng.

Năm 2019, doanh thu của các làng nghề đạt gần 30.000 tỷ; giải quyết phần lớn công ăn việc làm cho lao động nông thôn; góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

Xét đăng ký và đề nghị của 41 hợp tác xã và 18 trang trại trên địa bàn thành phố, cần hỗ trợ mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản trong nông nghiệp nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng sản xuất cơ giới hóa trong nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nội dung hỗ trợ là máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản trong nông nghiệp cho 21 đơn vị; kinh phí đề nghị hỗ trợ là 4,515 tỷ đồng.

Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, việc bổ sung kinh phí hỗ trợ nêu trên sẽ kịp thời thực hiện các nhiệm vụ góp phần tăng trưởng ngành Nông nghiệp Hà Nội năm 2020 trong tình hình dịch Covid-19.

Xem thêm

Xây dựng thương hiệu cho 30 làng nghề

Xây dựng thương hiệu cho 30 làng nghề

Đó là kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.