Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2045

Trưởng ban Chỉ đạo là Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Phó Trưởng ban gồm các Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Doãn Toản. Thường trực Ban Chỉ đạo là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2045

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là triển khai, tham mưu giúp Thành phố lập quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Đây sẽ là đơn vị phụ trách tham mưu, giúp UBND Thành phố; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra các sở, ngành, quận, huyện trong xây dựng quy hoạch Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của Luật Quy hoạch và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ban Chỉ đạo định kỳ tổ chức các cuộc họp để nắm tình hình, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Đối với những vấn đề phức tạp, vấn đề lớn, quan trọng, Ban Chỉ đạo tham khảo ý kiến các chuyên gia, các sở, ban, ngành, địa phương sau đó tổng hợp, báo cáo Thành phố.

Ban Chỉ đạo có trách nhiệm làm việc với các ban, bộ, ngành Trung ương, đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai lập Quy hoạch TP. Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Về nguyên tắc hoạt động, Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập thể thảo luận, Trưởng ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo thực hiện. Hoạt động của Ban Chỉ đạo đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật... Những vấn đề lớn, phức tạp được tham khảo ý kiến các chuyên gia và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trước khi đưa ra Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định.

Trước đó, UBND TP. Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã trong quá trình xây dựng nhiệm vụ quy hoạch.

Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đánh giá, trong giai đoạn 2011-2020, Thành phố đã hoàn thành được khối lượng lớn công tác quy hoạch đô thị và hạ tầng giao thông. Hà Nội đã đặt ra vấn đề phải hoàn thành hơn 150 quy hoạch các loại, đã có 57/68 các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung và 70 quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

Theo ông Nghiêm, Hà Nội sẽ phê duyệt hết các quy hoạch còn lại và hoàn tất công tác quy hoạch trong năm nay. Như vậy, các quy hoạch chi tiết, cụ thể này đã phủ kín được 86% diện tích tự nhiên của Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, đánh giá về hệ thống quy hoạch hiện nay của Hà Nội, vị chuyên gia cho rằng còn thiếu gắn kết, chồng chéo, thậm chí chưa thống nhất. Cùng với đó việc thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả.

Ông Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh, công tác quy hoạch trong 10 năm tới của Hà Nội là đặc biệt quan trọng bởi Thành phố đặt mục tiêu giảm, tiến tới dừng hoàn toàn hoạt động xe máy vào năm 2030. Nếu công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông không được triển khai đồng bộ, hiệu quả thì mục tiêu này sẽ rất khó khả thi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…