Hà Nội thúc tiến độ cải tạo chung cư cũ

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở tái định cư để nâng cao đời sống người dân...

Cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở tái định cư là nhiệm vụ Hà Nội đặc biệt quan tâm
Cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở tái định cư là nhiệm vụ Hà Nội đặc biệt quan tâm

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố đã chủ trì cuộc họp báo cáo về công tác triển khai thực hiện đề án và các kế hoạch triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại buổi làm việc ông Dương Đức Tuấn giao Sở Xây dựng cần có báo cáo tổng thể đánh giá những tồn tại, nhận diện hạn chế, nêu rõ những quận, huyện (nơi có nhà chung cư) còn tồn tại hạn chế, đề xuất các biện pháp xử lý tồn tại, bất cập trong việc thực hiện ủy quyền, báo cáo UBND thành phố.

Sở Xây dựng là cơ quan thường trực đề xuất Ban Chỉ đạo, UBND thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới.

"Việc đẩy nhanh quá trình cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở tái định cư là nhiệm vụ Hà Nội đặc biệt quan tâm, với mục tiêu cốt lõi hướng đến nâng cao đời sống, tạo điều kiện an cư lạc nghiệp cho người dân", Phó Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Dương Đức Tuấn giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc có phương pháp phối hợp hiệu quả với các quận, huyện (nơi có nhà chung cư) hướng dẫn trong công tác quy hoạch, chậm nhất trong quý 1/2025 hoàn thành đợt 1.

Việc cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ tại thành phố Hà Nội là một nhiệm vụ cấp bách để chỉnh trang đô thị, tái thiết đô thị, song quá trình triển khai vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Để giải quyết những thách thức này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đề nghị các sở, ngành, quận, huyện cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, quyết tâm nỗ lực thực hiện đề án, hướng tới một Hà Nội văn minh, hiện đại.

Theo thống kê của thành phố, trên địa bàn hiện có 1.579 chung cư cũ có tuổi thọ hơn 50 năm, chủ yếu được xây dựng vào giai đoạn 1960 - 1990 của thế kỷ trước, tập trung tại khu vực 4 quận nội thành. Sau khi rà soát, phân loại, có 200 nhà cấp C, 137 nhà cấp B và 7 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D.

Vào giữa tháng 11, UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố cho UBND quận, huyện, thị xã là nơi có nhà chung cư cải tạo, xây dựng lại, nhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn Thủ đô, từ nay đến 12/11/2026.

UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5899/QĐ-UBND về việc uỷ quyền cho các địa phương tổ chức lập, phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo quy định của Luật Nhà ở ngày 27/11/2023.

Đồng thời, các địa phương được quyền ban hành quyết định di dời khẩn cấp và tổ chức di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thuộc trường hợp di dời đến chỗ ở tạm thời theo Luật Nhà ở năm 2023; ban hành quyết định di dời theo phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt theo Luật Nhà ở năm 2023; ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện di dời theo Luật Nhà ở năm 2023.

Cũng theo uỷ quyền của thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức xác định hệ số K áp dụng cho từng vị trí, khu vực có nhà chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại trên địa bàn quản lý theo Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP năm 2024 của Chính phủ .

Cùng với đó, các địa phương tổ chức lập, phê duyệt Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cho từng dự án thuộc địa bàn quản lý theo khoản 1, Điều 65; Điều 66 của Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định số 98/2024/NĐ-CP năm 2024 của Chính phủ.

Theo chỉ đạo của thành phố, UBND quận, huyện, thị xã (nơi có nhà chung cư cải tạo, xây dựng lại) có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung được ủy quyền và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố về việc thực hiện các nội dung được ủy quyền, bảo đảm tuân thủ đúng theo quy định.

Mặt khác, các địa phương thực hiện trình tự, thủ tục, nội dung việc ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP năm 2024 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan.

UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện các nội dung trên; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, đề xuất các biện pháp xử lý tồn tại, bất cập trong việc thực hiện ủy quyền, báo cáo UBND thành phố.

Xem thêm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Có thể bạn quan tâm

Sức hút của nhà phố biển sở hữu lâu dài Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch

Sức hút của nhà phố biển sở hữu lâu dài Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch

Đại lộ Hồng Ngọc nối thẳng ra biển Bãi Dài, đường Ngọc Trai kết nối gần hơn tới Sân bay quốc tế Cam Ranh, đường Ngọc Xanh Biển kết nối trực tiếp đến loạt đại tiện ích điểm đến nhộn nhịp, 3 trục đường huyết mạch này đều nối thẳng về nhà phố biển Sông Town – CaraWorld...

Phát triển căn hộ cho thuê giúp kéo giá nhà xuống?

Phát triển căn hộ cho thuê giúp kéo giá nhà xuống?

Căn hộ dịch vụ cho thuê là lựa chọn đầu tư thông minh với tỷ lệ lấp đầy lên đến 80% và nhu cầu tăng cao, đây không chỉ là giải pháp nhà ở mà còn là kênh đầu tư sinh lời hiệu quả trong dài hạn…

Doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn tài chính khi bảng giá đất tăng

Doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn tài chính khi bảng giá đất tăng

Bảng giá đất mới của Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 20/12/2024, mang đến những thay đổi lớn cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được hưởng lợi. Với mức giá đất tăng cao, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nhỏ và vừa, đang đứng trước áp lực tài chính nặng nề….