Hà Nội tổng rà soát dự án nhà ở, KĐT mới sau sáp nhập

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định 5490/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu đô thị mới.
Hà Nội tổng rà soát dự án nhà ở, KĐT mới sau sáp nhập

Phạm vi, đối tượng kiểm tra, rà soát là các dự án khu nhà ở, khu đô thị mới được giao triển khai từ trước ngày 1/8/2008, được chuyển tiếp từ các tỉnh Hà Tây (trước đây), Hòa Bình, Vĩnh Phúc về TP. Hà Nội sau khi hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính do nhà đầu tư đề xuất tiếp tục thực hiện.

Tổ công tác có trách nhiệm tập hợp đầy đủ hồ sơ của từng dự án; phân loại các dự án. Trên cơ sở kiểm tra, rà soát, đánh giá về các nội dung cụ thể: Thời hạn, hiệu lực các văn bản pháp lý liên quan của các dự án; nguồn gốc đất, hiện trạng quản lý, sử dụng đất; sự tuân thủ quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc của các dự án; thủ tục cần hoàn thiện quy hoạch, kiến trúc theo quy định hiện hành; sự tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; sự tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý đất đai khi thực hiện dự án.

Căn cứ kết quả rà soát, kiểm tra, Tổ công tác nghiên cứu, đánh giá, kết luận đối với từng dự án; đề xuất giải pháp giải quyết đối với từng dự án đầu tư theo thẩm quyền; kiến nghị thành phố, các bộ, ngành nội dung liên quan.

Ngày 5/9/2008, một tháng sau khi Hà Tây chính thức sáp nhập vào Hà Nội, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 240 (ban hành kèm theo danh sách danh mục các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư được triển khai) thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kết quả rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Hà Nội mở rộng.

Theo quyết định này, Thủ tướng đồng ý cho phép triển khai là 30 dự án (dự án nhóm Ia) và 107 dự án (Nhóm Ib) tiếp tục triển khai nhưng cần điều chỉnh về nội dung quy hoạch (dự án nhóm Ib).

Văn bản nêu rõ: UBND TP. Hà Nội tạo điều kiện cho các dự án phù hợp với quy hoạch, đã thực hiện đầy đủ thủ tục, quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng thành phố được tiếp tục triển khai. Đối với các dự án còn lại, cần hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện, bổ sung các nội dung theo đúng quy định, bảo đảm tính thống nhất, gắn kết, hài hoà giữa các dự án và phù hợp với chức năng của không gian đô thị được quy hoạch.

Tuy nhiên, theo đánh giá, hàng loạt dự án nhà ở, KĐT mới được phê duyệt ồ ạt ở các cửa ngõ Thủ đô như Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai... ngay trước thời điểm sáp nhập về Hà Nội. Đến nay nhiều dự án vẫn trong tình cảnh bỏ hoang, dở dang gây lãng phí.

Theo UBND TP. Hà Nội, qua tổng hợp theo dõi, rà soát của các sở ngành TP, trên địa bàn huyện Mê Linh sau thời điểm hợp nhất, mở rộng Thủ đô có 51 dự án xây dựng KĐT, nhà ở với tổng diện tích đất khoảng 1.759,5 ha.

Theo rà soát của các sở, ngành của Hà Nội cho thấy, tới thời điểm hiện tại, việc triển khai 51 dự án này vẫn chậm, cơ bản đều trong giai đoạn hoàn chỉnh thủ tục. Chỉ có 1 dự án trong đó đã cơ bản hoàn thành là khu nhà ở, biệt thự tại xã Tiền Phong của Công ty CP xây dựng Phương Huy.

50 dự án còn lại đã được giao chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, cho phép đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong đó, 3 dự án mới giao chủ đầu tư, chưa được chấp thuận đầu tư, cho phép đầu tư hoặc cấp chứng nhận đầu tư là: Khu đô thị mới Mê Linh – Đại Thịnh, khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh, mở rộng dự án khu đô thị Cienco 5 tại huyện Mê Linh. Một dự án chưa được giao chủ đầu tư, đang nghiên cứu lập quy hoạch (khu nhà vườn, chung cư phục vụ người thu nhập thấp). Về thủ tục quy hoạch, UBND TP cho biết có 47 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết, trong đó: 36 dự án phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch; 11 dự án không phải điều chỉnh quy hoạch; 4 dự án chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt.

Về thủ tục đất đai, theo UBND TP. Hà Nội có 48 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất (34 dự án) hoặc đã ban hành quyết định thu hồi đất để giải phóng mặt bằng (14 dự án).

Về việc giải phóng mặt bằng, có 20 dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, 18 dự án đang giải phóng mặt bằng và 13 dự án chưa thực hiện giải phóng mặt bằng.

Trong tổng số 51 dự án, ghi nhận 20 dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đất (tổng số tiền nộp khoảng 678 tỷ đồng), 8 dự án còn nợ khoảng 367 tỷ đồng, 23 dự án chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính (do chưa có cơ sở quản lý thu).

Xem thêm

Hà Nội thu hồi 4 dự án bỏ hoang

Hà Nội thu hồi 4 dự án bỏ hoang

Hà Nội ban hành quyết định thu hồi 4 dự án khu đô thị (KĐT) do các nhà đầu tư 10 năm không triển khai hoặc có văn bản đề nghị trả lại, xin dừng thực hiện dự án.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…