Hạ tầng kém, hàng loạt biệt thự ngoi ngóp nước

Mưa lớn, cộng thêm hệ thống thoát nước không đồng bộ đã khiến hàng loạt căn biệt thự tại Hà Nội ngập nước.
Hạ tầng kém, hàng loạt biệt thự ngoi ngóp nước

Mưa dứt đã một ngày nhưng anh NVT, chủ một căn biệt thự liền kề tại khu đô thị (KĐT) Nam An Khánh (xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội), vẫn phải tất bật bơm nước, tiêu úng cho căn biệt thự của mình.

Mưa là ngập

Toàn bộ tầng hầm của căn nhà bị ngập nước. Đường trước cửa cũng ngập, có chỗ nước cao tới ba tấc. Mỗi lần xe chạy qua, nước dâng lên tràn vào tầng hầm.

“Mưa lớn là ngập. Đầu tuần trước chúng tôi vừa dính một trận, tuần này lại dính tiếp một trận nữa. Hệ thống thoát nước ở khu vực này quá kém. Hầu như năm nào chúng tôi cũng bị hai, ba lượt. Ở khu này nhà ai cũng phải mua máy bơm để tiêu nước sau mỗi trận mưa. Nhiều hộ mua nhà rồi không đến ở vì sợ ngập” - anh T. nói.

Giống KĐT Nam An Khánh, hàng loạt KĐT khác nằm hai bên trục đường Lê Trọng Tấn và đại lộ Thăng Long (thuộc huyện Hoài Đức) đều chung cảnh ngộ mỗi khi có mưa lớn.

Trong đó phải kể đến các dự án quy mô như: Khu Thiên Đường Bảo Sơn; khu Nam An Khánh (288 ha, do Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà -SUDICO làm quy hoạch và xây dựng từ năm 2004); khu Bắc An Khánh với trên 250 ha (do liên doanh giữa Vinaconex và Posco E&C làm chủ đầu tư, được xây dựng từ năm 2006); KĐT của Geleximco - Lê Trọng Tấn (của chủ đầu tư là Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), quy mô 135 ha…).

Toàn bộ tầng hầm của căn biệt thự nhà anh T. bị ngập nước. Ảnh: TP

Hạ tầng kém, hàng loạt biệt thự ngoi ngóp nước ảnh 2

Người dân sống ở khu biệt thự liền kề tại đô thị Nam An Khánh phải bơm nước chống ngập cho tầng hầm. Ảnh: TP

Bất cập của hạ tầng thoát nước

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Huy Hoán, Chủ tịch UBND xã An Khánh (Hoài Đức), cho biết tình trạng ngập tại khu vực xã An Khánh xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây, khi trên địa bàn có những dự án đô thị lớn, đồng ruộng bị bê tông hóa.

“Xã An Khánh vốn là vùng trũng, trước đây mưa lớn nước tràn ra cánh đồng, ngập lúa nhưng thoát cũng rất nhanh. Nhưng giờ nhiều dự án quá, chỉ tính riêng ba dự án Nam An Khánh, Bắc An Khánh và Geleximco - Lê Trọng Tấn… đã chiếm diện tích hơn 600 ha rồi. Nước không có chỗ thoát nữa” - ông Hoán nói.

Cũng theo chủ tịch UBND xã An Khánh, không chỉ các KĐT bị ngập mà trục đường Lê Trọng Tấn qua xã cũng bị ngập hai điểm lớn, có đoạn sâu hàng mét. Còn trục đại lộ Thăng Long thì toàn bộ các hầm chui đều bị ngập nước, không đi lại được.

Ông Hoán cũng cho hay hệ thống thoát nước tại khu vực thiếu đồng bộ cũng góp phần gây ngập nặng. Cụ thể, nước mưa từ An Khánh chủ yếu theo mương Miêu Mạc thoát ra địa phận Nam Từ Liêm. Nhưng đoạn cống thoát nước của KĐT Geleximco nằm sát mương Miêu Mạc có diện tích 2 x 3 m trong khi cống của KĐT Nam An Khánh nối liền lại là 3 x 3 m dẫn tới tình trạng “nút cổ chai” khiến nước không thoát nhanh được.

“Mỗi lần mưa lớn, cuộc sống của người dân xã dường như bị đảo lộn. Những bất cập về hệ thống tiêu úng này đã được xã nhiều lần kêu lên các cấp nhưng chưa được giải quyết. Việc này quá thẩm quyền, khả năng của chúng tôi. Chẳng hiểu sao khi phê duyệt các dự án, người ta lại duyệt thiết kế các cống của các KĐT không đồng bộ với nhau như thế” - ông Hoán nói.

Theo Trọng Phú/ Pháp luật HCM 

>> Nhiều sai phạm tại Tập đoàn Mường Thanh không được khắc phục

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…