Hải Dương đề nghị thu hồi hơn 201,3 ha đất để thực hiện 57 dự án

UBND tỉnh Hải Dương có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh chấp thuận thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án, công trình phát sinh năm 2023 trên địa bàn tỉnh…

Chiều ngày 20/3, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề)  xem xét quyết định một số nội dung có tính cấp thiết, quan trọng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.

Đây cũng là kỳ họp chuyên đề đầu tiên năm 2023. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Hải Dương xem xét và cho ý kiến về các tờ trình của UBND tỉnh về việc quyết định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2023; phân bổ kinh phí Trung ương bổ sung thưởng vượt thu năm 2021; chấp thuận thu hồi đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án, công trình phát sinh năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách địa phương năm 2022 sang 2023; kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách địa phương năm 2022 sang năm 2023; phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021 – 2025, chuyển chi đầu tư phát triển năm 2022 sang năm 2023 và phân bổ vốn ngân sách địa phương năm 2023 (lần 2).

thu-hoi
Đối với nội dung chấp thuận thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương rà soát, tăng cường công tác phối hợp, thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư, nhất là thẩm định năng lực của chủ đầu tư

Tại Kỳ họp, UBND tỉnh có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh chấp thuận thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án, công trình phát sinh năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, UBND tỉnh đề nghị thu hồi 201,34 ha đất để thực hiện 57 dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.

Trong đó nổi bật có một số dự án có diện tích đất thu hồi lớn như: Khu dân cư mới Đồng Sau Quán xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng (98.500 m2); khu đô thị Quang Thành, thị xã Kinh Môn (99.700 m2); khu dân cư mới thị trấn Tứ Kỳ (151.500 m2); đầu tư nhà máy sản xuất cấu kiện thép và gia công cơ khí ở cụm công nghiệp Nhân Quyền, huyện Bình Giang (12.603 m2)...

Cũng tại tờ trình này, UBND tỉnh Hải Dương cũng đề nghị HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng 122,29 ha đất trồng lúa và 2,07 ha đất rừng phòng hộ để thực hiện 101 dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, một số dự án có diện tích được đề nghị chuyển mục đích sử dụng lớn là: Khu dân cư mới phía Tây Bắc phường An Lưu, thị xã Kinh Môn (80.000 m2); khu dân cư mới thôn Kim Lôi, xã Bạch Đằng, thị xã Kinh Môn (37.000 m2); đường gom dọc quốc lộ 5 phải tuyến từ ngã tư Ghẽ đi ngã tư Lai Cách (km40+240-km43+870), các đoạn còn lại và từ khu đô thị thương mại Lai Cách đến hết Công ty CP Giầy Cẩm Bình bên trái tuyến (5.500 m2)...

Đối với nội dung chấp thuận thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương rà soát, tăng cường công tác phối hợp, thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư, nhất là thẩm định năng lực của chủ đầu tư.

Đối với các công trình, dự án đầu tư cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật phù hợp với quy mô dự án, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, kịp thời và tránh lãng phí. Đồng thời, tỉnh chỉ đạo sử dụng Quỹ phát triển đất của tỉnh thực sự hiệu quả góp phần giải quyết những vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng  hiện nay.

Có thể bạn quan tâm