Hải Dương không cô đơn!

4.087 ha rau vụ Đông, 55.902 tấn hành, 26.766 tấn cà rốt, rồi bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá các loại. Tổng cộng đến cả trăm ngàn tấn. Thế mà bị ồn ứ, không tiêu thụ được bởi Hải Dương đang là tâm dịch.
Nông sản bị bỏ lại vì không có người thu mua
Nông sản bị bỏ lại vì không có người thu mua

Thu nhập của người nông dân chỉ trông chờ vào những cọng hành, những bông bắp cải, bông lơ..., nhất là trong những ngày cuối năm Tết đến Xuân về nhiều việc cần chi tiêu. Nhưng thật xót xa khi cả cánh đồng bạt ngàn  nào rau, nào củ, nào quả đang vô tư trổ hoa hoặc bị chặt bỏ chất đống bởi không có người thu mua. Chúng chẳng khác gì những cô gái bị lỡ thì không người đưa rước. 

Người nông dân khóc ròng, bao doanh nghiệp nông sản khốn đốn, chính quyền sở tại như ngồi trên đống lửa bởi Hải Phòng “cấm cửa”, Quảng Ninh “khước từ”… hàng hoá cũng như con người đến từ Hải Dương.

Trong tình cảnh khốn cùng đó, UBND tỉnh Hải Dương đã kịp thời ra văn bản đề nghị Bộ Công Thương, UBND TP. Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố có cửa khẩu quan tâm, tạo điều kiện cho phép phương tiện chở hàng hóa được phép ra, vào địa phương nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa, kịp thời tiêu thụ cũng như thông quan hàng hóa theo đúng kế hoạch.

Song song đó, UBND tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu Sở NN&PTNT, các huyện thị xã, thành phố trên địa bàn triển khai các biện pháp vừa phòng dịch vừa hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản sau Tết. UBND huyện, thành phố, thị xã cũng được giao nhiệm vụ chỉ đạo phòng ban, xã đảm bảo tổ chức sản xuất nông nghiệp được diễn ra bình thường, kể cả khu vực có phong tỏa, các hộ gia đình có F2 bị cách ly nhưng phải hướng dẫn đảm bảo thực hiện 5K theo khuyến cáo ngành y tế; giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất nông nghiệp trong tình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Để đảm bảo phòng dịch COVID-19, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các phương tiện vận tải nông sản phải cam kết theo mẫu hướng dẫn chuyển hàng hóa ra vào khu phong tỏa, cách ly của Sở GTVT tỉnh. Giấy xác nhận phương tiện đã khử khuẩn, có ghi rõ thông tin tổ chức, cá nhân thực hiện trước khi đến các chốt kiểm soát. Tài xế phải thực hiện khuyến cáo 5K của ngành y tế trong suốt quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa và không được dừng đỗ để tiếp xúc với người khác trong quá trình vận chuyển; phải đeo khẩu trang và thực hiện đo thân nhiệt khi đi qua chốt kiểm dịch và cung cấp Giấy khai báo y tế theo mẫu của ngành y tế...

Tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu liên ngành hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nhân dân nhưng phải đảm bảo thực hiện khuyến cáo 5K của ngành y tế. Công an tỉnh và các Sở GTVT, Y tế, Công thương và các huyện, thị, thành có ngay các giải pháp ưu tiên, thực hiện nhanh chóng các thủ tục cho phương tiện của các cá nhân, đơn vị đi qua các chốt kiểm dịch để thu mua nông sản và cung cấp vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh…

"May mắn" thay. Đáp lại lời đề nghị từ Hải Dương, sáng 18/2, Hải Phòng đã cho phép các xe vận tải hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu tỉnh Hải Dương vào thành phố.

Trong cuộc họp của Thường trực Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều 17/2, Thường trực Thành uỷ cũng đã đồng ý chủ trương giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các Sở Y tế, Sở Công Thương có gói hỗ trợ kịp thời cho Hải Dương. Trước mắt, kết nối cung cầu để tiêu thụ tối đa sản phẩm nông sản tồn đọng; hỗ trợ trong việc vật tư xét nghiệm….

“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” – Với đạo lý ấy, tôi tin trong thời gian tới,  không chỉ Hải Phòng, Hà Nội…, mà chắc chắn sẽ còn có nhiều địa phương cùng đứng lên hành động. Hy vọng với những cánh tay vươn ra đúng lúc, nông sản Hải Dương sẽ được giải cứu hết, người nông dân sẽ không còn phải “khóc ròng” khi nhìn thấy bao nhiêu tiền bạc của mình bị chất đống ngoài đồng ruộng. Để trong lúc bộn bề vì dịch giã đang diễn biến khó lường như thế này, họ vẫn tìm thấy tình người ấm áp đâu đây.

Xem thêm

Hải Dương nhìn từ tâm dịch

Hải Dương nhìn từ tâm dịch

Đến tận bây giờ, chúng tôi - những người dân sống giữa tâm dịch vẫn khẳng định rằng, chính quyền và người dân Hải Dương đã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chống dịch của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Trung ương. Đó sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới!

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…