Hai lãnh đạo và người thân Fideco bị xử phạt vì giao dịch chui cổ phiếu FDC

Mua vào cổ phiếu mà không báo cáo dự kiến giao dịch, hai lãnh đạo và người thân Fideco bị xử phạt tổng cộng 740 triệu đồng, đồng thời đình chỉ giao dịch chứng khoán trong vòng 4 tháng...

Toà nhà văn phòng Fideco, số 28 Phùng Khắc Khoan, TP.HCM (Ảnh minh hoạ)
Toà nhà văn phòng Fideco, số 28 Phùng Khắc Khoan, TP.HCM (Ảnh minh hoạ)

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 3 cá nhân. Theo đó, các cá nhân này đã có hành vi mua cổ phiếu FDC của Công ty Cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (Fideco) nhưng không báo cáo dự kiến giao dịch.

Cụ thể, ông Hồ Anh Tuấn - Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Fideco đã mua vào 1,85 cổ phiếu FDC (tương ứng 18,5 tỷ đồng theo mệnh giá) vào ngày 7/6/2024 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Với hành vi nêu trên, ông Hồ Anh Tuấn bị phạt tiền 370 triệu đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong vòng 4 tháng.

Cùng với đó, ông Lê Thái Thành - Thành viên Hội đồng quản trị Fideco cũng đã có hành không thông báo trước khi thực hiện giao dịch mua tổng cộng 906.271 cổ phiếu FDC trong 2 phiên ngày 7/6/2024 và ngày 11/6/2024. Do đó, ông Lê Thái Thành bị phạt tiền 100 triệu đồng.

Ngoài ra, một cá nhân khác là bà Lê Ngân Nhi (người liên quan của ông Lê Thái Thành) cũng bị xử phạt 270 triệu đồng vì có hành vi thực hiện giao dịch mua 1,35 triệu cổ phiếu FDC (tương ứng 13,5 tỷ đồng theo mệnh giá) vào ngày 11/6/2024 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Đồng thời, bà Nhi cũng bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong vòng 4 tháng theo quy định.

Về Fideco, công ty được thành lập vào năm 1989 với tên gọi Công ty phát triển thủy hải sản TP.HCM. Đến ngày 23/12/1993, công ty được Uỷ ban Nhân dân TP.HCM chấp thuận cho thay đổi thành Công ty Cổ phần hoạt động theo luật công ty với tên gọi là Công ty Cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM, gọi tắt là Fideco.

Hiện nay, Fideco tập trung chủ yếu vào ngành kinh doanh bất động sản trong chiến lược phát triển, với định hướng phát triển 3 loại hình bất động sản gồm: Bất động sản đô thị; Bất động sản du lịch; Bất động sản thương mại và dịch vụ.

Về kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2024, Fideco ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.866 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng cao đã “bào mòn” lợi nhuận gộp của công ty xuống còn 3.207 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,8%.

Khấu trừ chi phí, Fideco báo lãi trước sau thuế đạt 365,1 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ quý 1/2023.

Tại thời điểm ngày 31/3/2024, quy mô tài sản của Fideco đạt khoảng 730,4 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 120,7 tỷ đồng và tài sản dài hạn chiếm 609,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tổng số nợ phải trả của công ty là 284,3 tỷ đồng, chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với 201,9 tỷ đồng và nợ dài hạn chiếm 82,4 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tính đến hết quý 1/2024 đạt hơn 446 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm 2024.

anh-chup-man-hinh-2024-07-13-luc-133514-6584.png
Thị giá cổ phiếu FDC trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 12/7, cổ phiếu FDC đóng cửa ở mức 17.300 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của công ty trên thị trường đạt khoảng 668,1 tỷ đồng.

Cổ phiếu FDC của Fideco hiện đang bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đưa vào diện bị cảnh báo từ ngày 5/4/2023 với lý do báo cáo tài chính kiểm toán 2022 có lãi sau thuế chưa phân phối là số âm (lỗ lũy kế gần 193 tỷ đồng).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...