PGBank bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt gần 160 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) với tổng số tiền là 157,5 triệu đồng...

PGBank bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt gần 160 triệu đồng

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank – mã chứng khoán: PGB).

Cụ thể, PGBank bị phạt 65 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với các tài liệu sau: Nghị quyết số 125/2023/NQ-HĐQT ngày 20/10/2023 về việc thay đổi nhân sự, Nghị quyết số 50/2023/NQ-HĐQT ngày 25/5/2023 về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật, Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, về việc hoàn tất việc mua lại trái phiếu trước hạn, Nghị quyết số 01A/2023/NQ-HĐQT ngày 1/1/2023 về việc thông qua hợp đồng, giao dịch với người có liên quan, Nghị quyết số 01A/2022/NQ-HĐQT ngày 1/1/2022 về việc thông qua hợp đồng, giao dịch với người có liên quan.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt PGBank 65 triệu đồng do công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật. Theo thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2022 và năm 2023 đã được kiểm toán, ngân hàng phát sinh giao dịch với các bên liên quan (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex) nhưng tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, năm 2023, ngân hàng đã công bố thông tin không đầy đủ về giao dịch với đối tượng nêu trên theo quy định.

Cuối cùng, PGBank còn bị phạt 27,5 triệu đồng do không đưa nội dung thù lao của từng thành viên hội đồng quản trị, tiền lương của tổng giám đốc (giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Cụ thể, ngân hàng không đưa nội dung thù lao của từng thành viên hội đồng quản trị, tiền lương của tổng giám đốc (giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 và năm 2023.

Với ba vi phạm, tổng số tiền phạt đối với PGBank là 157,5 triệu đồng.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu PGB trong phiên sáng ngày 10/7 hiện đang ghi nhận ở mức 17.600 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của ngân hàng trên thị trường hiện đạt khoảng 7 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-07-10-luc-101303-2318.png

Cùng thời điểm, Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu bị phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Cụ thể, công ty không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên năm 2023 và năm 2022, 2023; Tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện bán niên năm 2023 và năm 2022, 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2023; Công ty gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn cho HNX đối với Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 và năm 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên năm 2023) theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Tương tự, Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cũng bị phạt 85 triệu đồng do không công bố thông tin với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2020, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020.

Một trường hợp mới đây khác, ngày 8/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lưu Hải Hoa.

Bà Lưu Hải Hoa bị phạt 60 triệu đồng vì không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng. Cụ thể, ngày 17/10/2023, bà Lưu Hải Hoa mua 1.500 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vicem Bao bì Hải Phòng (mã chứng khoán: BXH), dẫn đến tỷ lệ sở hữu cổ phiếu sau giao dịch tăng từ 4,98% lên 5,03% vốn; tuy nhiên, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không nhận được báo cáo trở thành cổ đông lớn của cá nhân này.

Xem thêm

Rời “vòng tay” Petrolimex, PGBank lần đầu báo lỗ

Rời “vòng tay” Petrolimex, PGBank lần đầu báo lỗ

Khoản lỗ gần 5 tỷ đồng trong quý 4/2023 đã kéo lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 của ngân hàng PGBank giảm xuống còn hơn 355 tỷ đồng, thấp hơn 30% so với năm liền trước và chỉ thực hiện 67% mục tiêu lợi nhuận đặt ra cho năm 2023...

Danh tính doanh nghiệp bí ẩn có quan hệ đặc biệt với 3 tân cổ đông lớn của PGBank?

Bóng dáng Thành Công Group ở PGBank

Cả 3 tân cổ đông lớn của PGBank đều có mỗi quan hệ đặc biệt với Thành Công Group. Thêm vào đó, PGBank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 tại tỉnh Ninh Bình - nơi Huyndai Thành Công xây dựng 2 nhà máy ô tô...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...