Hải quân Iran nhận gần 200 UAV và trực thăng hiện đại

Ngày 23/9/2020, lực lượng hải quân thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) nhận được 188 máy bay không người lái (UAV) và trực thăng mới.

Những UAV và trực thăng được chuyển giao cho Hải quân IRGC trong một buổi lễ long trọng, tổ chức tại thành phố cảng Bandar Abbas, miền nam Iran. Tư lệnh trưởng IRGC, thiếu tướng Hossein Salami, và tư lệnh trưởng Hải quân IRGC, chuẩn Đô đốc Alireza Tangsirim, tham dự buổi lễ.

Trong buổi lễ bàn giao, lần đầu tiên giới thiệu 3 loại máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) không người lái, có tên gọi là Sepehr, Shahab-2 và Hodhod-4. Theo Tư lệnh Hải quân IRGC, những UAV này có thể cất cánh từ các chiến hạm.

IRGC cũng lần đầu tiên nhận được một số UAV vũ trang tầm xa Mohajer-6, có tầm bắn 200 km, trang bị tới 4 tên lửa dẫn đường. Ngoài ra, Hải quân IRGC nhận được hàng chục chiếc Ababil-2, Ababil-3 và Kavosh (bản copy UAV ScanEagle do Mỹ sản xuất).

Một số máy bay trực thăng và thủy phi cơ mới được đại tu hoặc nâng cấp cũng được bàn giao cho Hải quân IRGC. Hai trong số các trực thăng là Mi-8/17 được trang bị tên lửa chống hạm.

Lực lượng Hải quân IRGC tiếp nhận các phương tiện chiến đấu mới, UAV và trực thăng chiến đấu. Video IribNews

Trong vài năm gần đây, công nghiệp quốc phòng Iran phát triển mạnh, tăng cường sản xuất các phương tiện tác chiến hiện đại nhằm đối mặt với áp lực và các mối đe dọa ngày càng tăng từ Mỹ và Israel.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran vào tháng 10 tới, theo các điều kiện trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tehran có thể sẽ sử dụng tình huống thuận lợi này tăng cường hơn nữa khả năng quân sự, có thể sẽ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 và các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...