Hàn Quốc “muốn” nghiên cứu đầu tư tuyến metro số 5 giai đoạn 2 TP. HCM

Đơn vị của Hàn Quốc là Ngân hàng Kexim sẽ sớm cấp vốn cho việc cập nhật nghiên cứu tiền khả thi, chuyển đổi từ hình thức đầu tư ODA sang mô hình đối tác công tư (PPP).
Hàn Quốc “muốn” nghiên cứu đầu tư tuyến metro số 5 giai đoạn 2 TP. HCM

Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. HCM cho biết, Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Ngân hàng Kexim) vừa có thư gửi Chủ tịch UBND TP. HCM và Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố (MAUR) đề nghị cho phép tiếp cận nghiên cứu đầu tư dự án tuyến metro số 5 – giai đoạn 2 (ngã tư Bảy Hiền – bến xe Cần Giuộc mới) theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo nội dung thư gửi các cơ quan TP. HCM của của ông Soun-young Chung - Tổng Giám đốc Bộ phận Hợp tác Kinh doanh Toàn cầu của Ngân Hàng Kexim, Ngân hàng này sẽ sớm cấp vốn cho việc cập nhật nghiên cứu tiền khả thi, chuyển đổi từ hình thức đầu tư ODA sang mô hình đối tác công tư (PPP).

Việc nghiên cứu được triển khai cụ thể trên 3 khía cạnh: kỹ thuật, tài chính và pháp lý để đảm bảo tính khả thi của dự án. Các thành viên của nhóm nghiên cứu và các nhà đầu tư tham gia đã có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng và vận hành các tuyến đường sắt đô thị, trong đó có tuyến metro số 9 của Seoul (Hàn Quốc), được thực hiện theo mô hình PPP.

Theo MAUR, trước đó, ngày 19/1/2021, đơn vị này đã có buổi làm việc với nhóm các nhà đầu tư và công ty tư vấn đến từ Hàn Quốc để trao đổi về công tác nghiên cứu, định hướng liên quan dự án.

Tại buổi làm việc, phía Hàn Quốc (gồm Ngân hàng Kexim và một số tập đoàn và đơn vị tư vấn tài chính - kỹ thuật - pháp lý) đã trình bày kế hoạch cập nhật báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến sẽ nộp báo cáo cuối cùng vào cuối năm 2021.

Trước đây, Dự án tuyến Metro số 5 – giai đoạn 2 đã được Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan nên hình thức đầu tư vay vốn ODA không thể thực hiện và đang được thay thế lựa chọn bằng hình thức PPP.

Hiện nay, KOICA cũng đang tài trợ một dự án Hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu quy hoạch đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) cho đoạn tuyến này.
Về tuyến metro số 5, tổng chiều dài 23,39 km, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (Ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn) có tổng chiều dài khoảng 8,8 km, tổng mức đầu tư khoảng 1,66 tỷ USD.

Nguồn vốn do Chính phủ Tây Ban Nha (ODA), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ. Trong khi đó, giai đoạn 2 có tổng chiều dài khoảng 14,5 km.

Được biết, theo quy hoạch được duyệt, TP. HCM có 8 tuyến metro với tổng chiều dài khoảng 220 km, tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỉ USD.

Hiện, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã được triển khai đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi.

Ngoài tuyến metro số 5 giai đoạn 2 đang kêu gọi đầu tư, hiện TP. HCM cũng đang kệu gọi đầu tư 4 tuyến metro khác, gồm: tuyến số 2 (giai đoạn 2), số 3A, số 4 và số 5 (giai đoạn 1).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…