Hết tháng 10/2023, đã giải ngân khoảng 44.500 tỷ đồng cho dự án cao tốc Bắc - Nam

Dự án đoạn Nha Trang - Cam Lâm có tiến độ giải ngân tốt nhất trong giai đoạn 1, đạt 83% kế hoạch…

Giải ngân khoảng 44.500 tỷ đồng cho dự án cao tốc Bắc - Nam
Giải ngân khoảng 44.500 tỷ đồng cho dự án cao tốc Bắc - Nam

Theo Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, trong tổng số vốn hơn 16.300 tỷ đồng được giao năm 2023, tính đến hết tháng 10/2023, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017 - 2020) đã giải ngân gần 11.300 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch.

Đối với dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021 - 2025) có tổng số vốn hơn 46.400 tỷ đồng được bố trí trong năm 2023, tính đến hết tháng 10/2023, dự án đã giải ngân được hơn 33.200 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch. Như vậy, tính chung tổng số tiền giải ngân cho dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trong 10 tháng qua đạt 44.500 tỷ đồng.

Trong các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 1, dự án đoạn Nha Trang - Cam Lâm có tiến độ giải ngân tốt nhất, đạt 83% kế hoạch. 5 dự án có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70%, gồm: Nghi Sơn - Diễn Châu (74%), Diễn Châu - Bãi Vọt (72%), Cam Lộ - La Sơn (73%), Cam Lâm - Vĩnh Hảo (75%), Phan Thiết - Dầu Giây (78%). 4 dự án khác gồm: Mai Sơn – Quốc lộ 45 và cầu Mỹ Thuận 2 cùng đạt tỷ lệ giải ngân 61%, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn giải ngân được 64%, Vĩnh Hảo - Phan Thiết đạt 60% kế hoạch.

Đối với dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 2, có 2 dự án thành phần có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Cần Thơ - Hậu Giang đạt 91%, Vũng Áng - Bùng đạt 86%. Các dự án thành phần có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% trở lên gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi (74%), Bùng - Vạn Ninh (70%), Vạn Ninh - Cam Lộ (75%), Vân Phong - Nha Trang (73%), Hậu Giang - Cà Mau đạt (77%).

5 dự án thành phần khác, gồm: Hàm Nghi - Vũng Áng tính đến hết tháng 10/2023 giải ngân 66%, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn giải ngân 69%, Hoài Nhơn - Quy Nhơn giải ngân 66%, Quy Nhơn - Chí Thạnh giải ngân 60%, Chí Thạnh - Vân Phong giải ngân 64% kế hoạch vốn.

Thông tin về tiến độ giải ngân chung các dự án của Bộ Giao thông vận tải, ông Lưu Quang Thìn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến hết tháng 10/2023, sản lượng giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải đạt khoảng 63.500 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch năm. Riêng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chiếm hơn 60% tổng kế hoạch vốn của Bộ Giao thông vận tải được giao trong năm 2023.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến các địa phương và đơn vị liên quan dự thảo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có đề xuất kéo dài cao tốc Bắc - Nam phía Đông tới Đất Mũi và bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum.

Cụ thể, theo dự thảo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ do Cục Đường bộ Việt Nam lập, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông được bổ sung thêm đoạn Cà Mau - Đất Mũi dài 90 km, 4 làn xe, đầu tư trước năm 2030. Với số km tăng thêm này, cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ dài 2.153 km, quy mô 4-10 làn xe (hiện quy hoạch 2.063 km).

Như vậy tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ xuyên suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau thay vì đến thành phố Cà Mau như quy hoạch hiện nay.

Theo đơn vị lập quy hoạch, việc bổ sung cao tốc Cà Mau - Đất Mũi dựa trên dự báo lưu lượng đến năm 2030 đoạn từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi khoảng 18.300 - 20.100 PCU (xe con quy đổi/ngày đêm), do vậy cần thiết hình thành tuyến đường cao tốc 4 làn xe đảm bảo đồng bộ đoạn tuyến Cần Thơ - Cà Mau.

Đoạn cao tốc Bến Lức, Long An - Trung Lương, Tiền Giang thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông cũng được đề xuất tăng lên 8 làn xe thay vì 6 làn xe như quy hoạch hiện có. Việc tăng số làn xe nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải khoảng 78.700 - 85.100 PCU/ngày đêm trên đoạn Bến Lức - Trung Lương (dài 40 km) là trục động lực kết nối trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM.

Với khu vực miền Trung - Tây Nguyên, dự thảo đề xuất bổ sung vào quy hoạch tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum dài 136 km, 4 làn xe. Đây là tuyến cao tốc thứ 11 của khu vực, có điểm đầu tại huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, điểm cuối tại thành phố Kon Tum. Cao tốc này được đề xuất đầu tư trước năm 2030.

Việc bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kom Tum để hình thành thêm trục Đông - Tây kết nối Tây Nguyên với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ khi quốc lộ 24 được dự báo không đáp ứng được lưu lượng đến năm 2030 khoảng 14.800 - 18.100 PCU/ngày đêm.

Xem thêm

Ảnh minh hoạ

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đạt 350km/h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu việc phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục xương sống.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...