Hiệp Hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam giúp Công ty Delta “đòi nợ”?

Mặc dù chưa có buổi làm việc với Công ty ACC Thăng Long liên quan đến việc tranh chấp hợp đồng với Công ty Delta. Nhưng VACC đã đơn phương gửi văn bản đến Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Quốc phòng “tố” ACC Thăng Long chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

Tranh chấp hợp đồng giữa ACC Thăng Long và Delta

Theo đó, để triển khai dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis (dự án Artemis) số 3 Lê Trong Tấn, P.Khương Mai, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội, Công ty CP ACC Thăng Long (Công ty ACC Thăng Long) đã kí kết với Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta (Công ty Delta) 5 hợp đồng thi công xây dựng gồm: Hợp đồng số 1905-2015/HĐKT DELTA–ACCTL thi công kết cấu phần ngầm và phần thân; Hợp đồng số 0707-2016/HĐKT/DELTA–ACCTL về việc thi công mở rộng kết cấu tầng hầm; Hợp đồng số ATM/161125/ACCTL-DELTA về việc thi công ốp lát; Hợp đồng số ATM/160630/ACCTL-DELTA về việc thi công xây trát nền chống thấm và Hợp đồng số 2302-2017 HĐKT/DELTA-ACCTL về việc thi công cảnh quan ngoài nhà với tổng giá trị các hợp đồng hơn 389,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, giữa Công ty ACC Thăng Long và Công ty Delta đã xảy việc tranh chấp hợp đồng, dẫn đến mâu thuẫn kéo dài. Cả 2 đơn vị đã nhiều lần làm việc với nhau nhưng vẫn chưa thống nhất được các vấn đề tồn đọng của hồ sơ quyết toán.

Mặc dù chưa có buổi làm việc với Công ty ACC Thăng Long liên quan đến việc tranh chấp hợp đồng với Công ty Delta. Nhưng VACC đã đơn phương gửi văn bản đến Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Quốc phòng “tố cáo” ACC Thăng Long chiếm dụng vốn của doanh nghiệp
Mặc dù chưa có buổi làm việc với Công ty ACC Thăng Long liên quan đến việc tranh chấp hợp đồng với Công ty Delta. Nhưng VACC đã đơn phương gửi văn bản đến Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Quốc phòng “tố cáo” ACC Thăng Long chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

Cụ thể, theo Công ty ACC Thăng Long, về bản chất, hợp đồng được kí kết với Công ty Delta là loại hình hợp đồng trọn gói không phát sinh về đơn giá và khối lượng khi chủ đầu tư không thay đổi thiết kế hoặc không yêu cầu, nếu có thay đổi hoặc phát sinh thì sẽ được bổ sung bằng phụ lục hợp đồng với đơn giá theo hợp đồng đã kí.

Thế nhưng Công ty Delta đã vi phạm hợp đồng, tự nâng đơn giá và nâng khối lượng, thi công không đạt chất lượng một số hạng mục công trình, thi công chậm tiến độ…

Cũng theo Công ty ACC Thăng Long, tháng 11/2016, đơn vị này đã thanh toán cho Công ty Delta hơn 90% giá trị hợp đồng. Trong khi đó, thời gian Công ty Delta hoàn thành công trình (chưa bàn giao) là cuối năm 2017. Giá trị 10% còn lại tương đương với giá trị bảo hành và một phần nhỏ giá trị chưa được nghiệm thu (bao gồm giá trị phạt Công ty Delta vi phạm hợp đồng).

Do đó, ngày 12/2/2020, Công ty ACC Thăng Long đã có văn bản gửi Công ty Delta về việc giải quyết các tồn đọng của hồ sơ quyết toán. Theo đó, Công ty ACC Thăng Long sẽ thanh toán số tiển còn lại hơn 12,7 tỷ đồng với điều kiện Công ty Delta phải hoàn tất nghiệm thu quyết toán.

Về phía Công ty Delta, ngày 10/3/2020, đơn vị này cũng có văn bản phản hồi Công ty ACC Thăng Long. Qua đó, Công ty Delta cho rằng Delta đã tuân thủ, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc mọi nội dung thoả thuận tại hợp đồng xây dựng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hai bên. Cho nên Công ty Delta đã yêu cầu Công ty ACC Thăng Long phải thanh toán giá trị quyết toàn còn lại hơn 62,7 tỷ đồng.

Và đến nay, cả hai đơn vị vẫn chưa tìm được tiếng nói chung cho nên Công ty Delta đã có động thái “nhờ” Hiệp Hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đứng ra giải quyết những tồn động giữa hai bên với tư cách là đơn vị bảo vệ quyền lợi của Công ty Delta (Thành viên của VACC).

VACC có dấu hiệu “lạm quyền?

Theo đó, ngày 20/8/2020, VACC đã có công văn số 37-CV/HHNT-2020 yêu cầu Công ty ACC Thăng Long sắp xếp buổi gặp để đơn vị này đứng ra giải quyết tồn đọng giữa hai bên.

“Hiệp Hội đề nghị Công ty ACC Thăng Long khẩn trương phản hồi về yêu cầu này, chậm nhất ngày 30/8/2020. Nếu quý doanh nghiệp không sắp xếp phản hồi lại công văn này sau ngày 31/8/2020 chúng tôi phải gửi các văn bản cần thiết đến các cơ quan hữu quan để giải quyết vấn đề”, VACC nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc 3 bên ngày 23/10/2020, ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch VACC (Bên phải) luôn né tránh câu hỏi của Công ty ACC Thăng Long về việc VACC đơn phương gửi văn bản "tố" công ty này chiếm dụng vốn của Delta lên Thanh tra Bộ Quốc phòng và Thanh tra Chính phủ
Tại buổi làm việc 3 bên ngày 23/10/2020, ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch VACC (Bên phải) luôn né tránh câu hỏi của Công ty ACC Thăng Long về việc VACC đơn phương gửi văn bản "tố" công ty này chiếm dụng vốn của Delta lên Thanh tra Bộ Quốc phòng và Thanh tra Chính phủ

Điều đáng nói là trong buổi làm việc giải quyết vướng mắc giữa Công ty ACC Thăng Long và Công ty Delta có sự hiện diện của VACC còn chưa được diễn ra thì VACC lại có động thái gửi đơn kiến nghị đến Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Quốc phòng tố cáo Công ty ACC Thăng Long chiếm dụng vốn của Công ty Delta trái quy định.

Dẫu biết rằng, việc VACC đứng ra bảo vệ doanh nghiệp thành viên là đúng với vai trò của Hiệp hội.

Nhưng không vì thế mà VACC lại đơn phương gửi đơn tố cáo Công ty ACC Thăng Long chiếm dụng vốn của Công ty Delta đến Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Quốc phòng. Bởi lẽ, VACC chưa hề có buổi làm việc nào với Công ty ACC Thăng Long để nắm thông tin đa chiều và giữa VACC và Công ty ACC Thăng Long cũng không có mối ràng buộc gì.

Vậy, tại sao VACC lại cho rằng Công ty ACC Thăng Long chiếm dụng vốn của Công ty Delta trái quy định? Phải chăng, VACC đang “lạm quyền” đứng ra giúp Công ty Delta “đòi nợ” và “vu khống” Công ty ACC Thăng Long?

Do đó, tại buổi làm việc giải quyết vướng mắc ngày 23/10 giữa Công ty ACC Thăng Long và Công ty Delta có sự hiện diện của ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch VACC, Công ty ACC Thăng Long đã nhiều lần yêu cầu VACC trả lời về những vấn đề này, nhưng vị đại điện của VACC Thăng Long luôn tìm cách gạt qua để tập trung “đòi tiền” cho Công ty Delta.

Cũng liên quan đến vấn đề này và để rộng đường dư luận, phóng viên Thương gia đã nhiều lần liên hệ với Phó Chủ tịch VACC Dương Văn Cận để đặt lịch làm việc, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ đơn vị này.

Xem thêm

Chung cư CT3 của C’land: Tranh chấp bao giờ kết thúc?

Chung cư CT3 của C’land: Tranh chấp bao giờ kết thúc?

Tại tòa chung cư CT3 C’land ở số 81 Lê Đức Thọ đã xảy ra tranh chấp từ lâu nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, mâu thuẫn trở lên đỉnh điểm khi hàng trăm hộ dân ở đây căng băng rôn phản đối chủ đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…