Hitachi và Microsoft hợp tác đưa công nghệ số thế hệ mới cho ngành sản xuất và hậu cần

Mới đây tại Nhật Bản, tập đoàn Hitachi và Microsoft đã công bố hợp tác liên minh chiến lược trong nhiều năm nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số dành cho ngành công nghiệp sản xuất và hậu cần, bao gồm các khu vực Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Nhật Bản.

Các giải pháp đầu tiên sẽ sẵn sàng tại Thái Lan ngay trong tháng 7/2020.

Theo đó, hai bên sẽ cùng hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu đang gia tăng về giải pháp dự báo chu kỳ bảo dưỡng (predictive maintenance) và tự động hóa quy trình ở vùng sâu, vùng xa, và hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các thách thức đại dịch Covid-19 gây ra. Hitachi sẽ tích hợp các giải pháp công nghiệp hàng đầu của mình, như Lumada, các bộ điều khiển công nghiệp HX Series cho IoT, với nền tảng đám mây của Microsoft, ứng dụng Azure, Dynamics 365 và Microsoft O365 để giúp các doanh nghiệp gia tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động. Lumada cung cấp nhiều giải pháp, dịch vụ và công nghệ số tiên tiến giúp khai thác dữ liệu nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo số (digital innovation).

Hitachi và Microsoft cũng sẽ cùng hợp tác hỗ trợ việc nâng cao năng lực đội ngũ, phát triển năng lực về công nghệ số, cũng như giúp khai phá các cơ hội kinh doanh mới.

Thông qua thoả thuận hợp tác chiến lược, Hitachi sẽ cung cấp các giải pháp trong ba lĩnh vực sau:

Gia tăng năng suất sản xuất: Sử dụng chuỗi cung ứng số của Hitachi (Hitachi Digital Supply Chain) và IoT trên nền Azure để phân tích dữ liệu 4M được thu thập từ các phân hệ sản xuất, thực hiện trực quan hóa và phân tích các quy trình sản xuất để tối ưu hóa hoạt động của nhà máy và gia tăng năng suất.

Tối ưu hóa công tác hậu cần (logistics) thông qua phân tích dữ liệu: Gia tăng hiệu quả công việc hậu cần và giảm thiểu chi phí hoạt động qua việc phân tích tình trạng tắc nghẽn giao thông, vị trí các kho hàng và nơi giao nhận, tìm kiếm đường đi thông minh, rút ngắn quãng đường đi và từ đó giao nhận sẽ nhanh hơn. Quá trình sử dụng các công nghệ số tiên tiến như bản đồ số Azure (Azure Maps) và giải pháp số của Hitachi trong lĩnh vực hậu cần và tối ưu hóa giao nhận (Logistics/ Delivery Optimization Service).

Giải pháp dự báo chu kỳ bảo dưỡng và hỗ trợ từ xa: Cho phép bảo trì dự báo, hỗ trợ từ xa theo thời gian thực và huấn luyện từ xa cho các nhân viên, sử dụng các ứng dụng HoloLens 2 và Dynamics 365 Remote Assist cũng như các thiết bị thông minh khác.

Trong thời gian tới, Hitachi dự định sẽ mở rộng hơn nữa việc triển khai cho khu vực Bắc Mỹ và Nhật Bản. Bên cạnh đó, Hitachi và Microsoft cũng có kế hoạch mở rộng phạm vi hợp tác cho các ngành công nghiệp khác. Hai bên cũng sẽ triển khai khả năng  tích hợp Lumada và Azure vào một nền tảng (platform) dữ liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...