HNX đưa loạt cổ phiếu POM, IBC, BFL, FLC, TKC… vào diện cảnh báo từ ngày 15/7

Các cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo do công ty chưa họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định...

HNX đưa loạt cổ phiếu POM, IBC, BFL, FLC, TKC… vào diện cảnh báo từ ngày 15/7

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố quyết định đưa loạt cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn UPCoM vào diện cảnh báo từ ngày 15/7/2024.

Trong đó, bao gồm cổ phiếu VE2 của Công ty Cổ phần Xây dựng điện VNECO 2, TIE của Công ty Cổ phần TIE, SD1 của Công ty Cổ phần Sông Đà 1, SBB của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây, LUT của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Lương Tài, LCS của Công ty Cổ phần Licogi 16, C21 của Công ty Cổ phần Thế kỷ 21, LTC của Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn Thông, IBC của Công ty Cổ phần Apax Holdings, MIM của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Cơ khí, A32 của Công ty Cổ phần 32, DCH của Công ty Cổ phần Địa chính Hà Nội, BLF của Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bạc Liêu, TKC của Công ty Cổ phần Địa ốc Tân Kỷ, AMD của Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone, POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina…

Lý do được đưa ra là các công ty trên chưa họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định.

Bên cạnh đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị cảnh báo, các công ty trên phải có văn bản gửi HNX giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.

Cùng thời điểm trên, HNX cũng quyết định duy trì diện cảnh báo, hạn chế giao dịch đối với loạt cổ phiếu, bao gồm: cổ phiếu, FLC của Công ty Cổ phần FLC, SD8 của Công ty Cổ phần Sông Đà 8, NHP của Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP, VKP của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hoá, VLF của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, V15 của Công ty Cổ phần Xây dựng Số 15, VC5 của Công ty Cổ phần Xây dựng Số 5, LCC của Công ty Cổ phần Xi măng Hồng Phong, PSG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn, FBA của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế FBA, DPS của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sóc Sơn, DLR của Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt, DIC của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại DIC, DCS của Công ty Cổ phần Đại Châu, PVE của Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế dầu khí – CTCP.

Nguyên nhân do các doanh nghiệp này không họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2 năm tài chính gần nhất trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định.

Trong số này, nhiều mã cổ phiếu như IBC, NIM, TKC, AMD, DZM, KLF, và GAB hiện đang bị đình chỉ giao dịch do các doanh nghiệp trên bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Ngoài ra, một số cổ phiếu như BT6 bị đình chỉ giao dịch do không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, trong khi SD1 tiếp tục chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán.

Xem thêm

Thoát khỏi diện cảnh báo, cổ phiếu NVL “tím lịm tìm sim”

Thoát khỏi diện cảnh báo, cổ phiếu NVL “tím lịm”

Ngay sau khi HOSE thông báo đưa cổ phiếu NVL ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 3/11, cổ phiếu này đã bật tăng hết biên độ lên mức 14.000 đồng/cổ phiếu, dư mua giá trần đến cuối phiên lên tới hơn 7,5 triệu đơn vị. Khối lượng khớp lệnh đến hết phiên đạt gần 26,2 triệu cổ phiếu...

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…