Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ chống bán phá giá với ống dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam

Theo số liệu của Hoa Kỳ, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang thị trường Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 17 triệu USD và công ty SeAH chiếm phần lớn lượng xuất khẩu.
Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ chống bán phá giá với ống dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính lần thứ 4 (POR4) cho giai đoạn từ ngày 1/9/2019 đến ngày 31/8/2020 đối với sản phẩm ống dẫn dầu (oil country tubular goods-OCTG) có xuất xứ từ Việt Nam.

Trong đợt rà soát này, DOC đã tiến hành rà soát công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam (SeAH) và công ty liên kết tại Hoa Kỳ. Mức thuế tạm thời áp dụng cho Công ty SeAH là 4,67% bởi công ty này được xác định không bán phá giá trong giai đoạn POR3 từ ngày 1/9/2018 đến ngày 31/8/2019.

Ngoài ra, mức thuế đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu khác của Việt Nam không thay đổi, ở mức 111,47%, tương tự các đợt rà soát trước đây.

Theo số liệu của Hoa Kỳ, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang thị trường Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 17 triệu USD và công ty SeAH chiếm phần lớn lượng xuất khẩu.

DOC sẽ tổ chức phiên điều trần để các bên liên quan đăng ký và có ý kiến đối với kết luận sơ bộ, các bên quan tâm có nhu cầu tham gia phiên điều trần đăng ký với DOC trong vòng 30 ngày kể từ ngày công báo kết luận sơ bộ 7/10/2021. Kết luận cuối cùng sẽ được DOC ban hành trong vòng 120 ngày kể từ ngày công báo kết luận sơ bộ, dự kiến vào ngày 4/2/2022.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo trường hợp các doanh nghiệp mới có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng ống dẫn dầu sang Hoa Kỳ có thể yêu cầu DOC rà soát theo cơ chế nhà xuất khẩu mới để được hưởng mức thuế riêng rẽ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.