Hơn 10 triệu khách hàng Alibaba bị đánh cắp thông tin

Hơn 10 triệu khách hàng sử dụng sàn thương mại điện tử Alibaba bị đánh cắp các thông tin như: Tên người dùng, số điện thoại và số theo dõi bưu kiện.
Hơn 10 triệu khách hàng Alibaba bị đánh cắp thông tin

Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 21 nghi phạm liên quan đến vụ trộm thông tin khách hàng của Cainiao Network - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận cho nền tảng thương mại điện tử Taobao của Tập đoàn Alibaba, theo Xinhua.

Số dữ liệu này bao gồm họ tên, số điện thoại, số bưu kiện của hơn 10 triệu khách hàng.  

Cảnh sát cho biết, đầu đọc mã vạch sử dụng tại các điểm phân phối hàng hóa của Cainiao đã bị nhiễm phần mềm độc hại hồi tháng 6. Cainiao cho biết, hiện hệ thống đã được sửa chữa.

Theo một thông báo của doanh nghiệp này, một phần mềm độc hại đã được phát hiện tại một số máy quét bưu kiện của các đối tác hồi đầu năm nay. Sau đó, Cainiao đã lập tức báo cảnh sát và nâng cấp hệ thống.

Nạn đánh cắp thông tin khách hàng là vấn đề làm các sàn thương mại điện tử đau đầu.

Mới đây, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon cũng trong tình trạng tương tự Alibaba, một số nhân viên của hãng bán thông tin khách hàng cho bên thứ ba. 

Cụ thể, các nhân viên sàn thương mại điện tử đã bán dữ liệu nội bộ và các thông tin mật khác của khách hàng cho các nhà bán lẻ khác trên Amazon theo hình thức trung gian.

Việc đánh cắp thông tin đem lại những khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Theo Engadget, một số người bán hàng đã trả đến 2.000 USD để lấy dữ liệu bán hàng nội bộ và địa chỉ email của người đánh giá để thuyết phục họ thay đổi hoặc xóa các đánh giá không tốt.

.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...