Hơn 370 tỷ đồng phát triển dự án khu du lịch thiên nhiên 2.800 ha lớn nhất Hậu Giang

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàn là khu du lịch trọng tâm lớn nhất của tỉnh Hậu Giang gắn với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; nghiên cứu, tham quan, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên vùng đất ngập nước.
Hơn 370 tỷ đồng phát triển dự án khu du lịch thiên nhiên 2.800 ha lớn nhất Hậu Giang

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp.

Ranh giới cụ thể như sau: Phía Đông, giáp xã Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp), phía Tây giáp xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp) và xã Tân Phú (thị xã Long Mỹ), phía Nam giáp xã Phương Phú (huyện Phụng Hiệp) và phía Bắc giáp xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp).

Dự án có không gian nghiên cứu quy hoạch nằm trên toàn bộ không gian của Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (bao gồm cả không gian vùng đệm), với diện tích hơn 8.836 ha. 

Theo đề án, tập trung nghiên cứu trên không gian vùng lõi với diện tích khoảng 2.800 ha thuộc địa bàn của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Các sản phẩm du lịch chính tại đây gồm: Du lịch "con đường Tràm", du lịch trải nghiệm, khám phá thuần thiên nhiên; du lịch nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, du lịch trải nghiệm kết hợp dịch vụ sản xuất; du lịch trải nghiệm, mạo hiểm; du lịch tuần trăng mật; du lịch nghỉ dưỡng sinh thái,…

Dự án bao gồm ba khu chức năng chính là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ.

Cụ thể, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có quy mô gần 1.016 ha, nằm tại khu vực phía Nam khu bảo tồn thiên nhiên. 

Đây sẽ là không gian phát triển du lịch sinh thái với các định hướng chính là: Điểm du lịch sinh thái Lung Sen - Lung Lớn; các tuyến du lịch bằng đường thủy, đường bộ; các hạng mục trạm quan sát toàn cảnh, chòi quan sát, lều nghỉ chân,…

Phân khu phục hồi sinh thái có quy mô hơn 937 ha, có vị trí tại khu vực phía Tây khu bảo tồn thiên nhiên. 

Đây là không gian phát triển du lịch sinh thái với các định hướng chính là: Điểm câu cá, cắm trại picnic; điểm nuôi động vật bán hoang dã; các tuyến du lịch bằng đường thuỷ, đường bộ,...

Phân khu hành chính dịch vụ bao gồm Trung tâm Điều hành đón tiếp (quy mô 8,75 ha), khu nghỉ dưỡng sinh thái (quy mô hơn 44,3 ha), khu vui chơi giải trí gắn với hệ sinh thái Lung Ngọc Hoàng (quy mô 25 ha), khu lâm viên (quy mô gần 53,3 ha) và các điểm du lịch nông nghiệp sinh thái.

Tổng mức đầu tư thực hiện Đề án khoảng 370 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn I khoảng 353 tỷ đồng; giai đoạn II khoảng 17 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hộ gia đình và nguồn thu từ việc cho doanh nghiệp thuê dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch sinh thái.

Đề án được thực hiện theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1: 2021 - 2025; giai đoạn 2: 2026 - 2030. Trong đó, giai đoạn 1: Tiến hành triển khai các nội dung theo Đề án được phê duyệt. Triển khai thực hiện các dự án ưu tiên: Trung tâm điều hành đón tiếp, khu nghỉ dưỡng sinh thái, khu vui chơi giải trí, khu lâm viên, hệ thống chòi nghỉ, trạm quan sát, điểm câu cá. Giai đoạn 2: Tiếp tục triển khai các nội dung còn lại của Đề án.

UBND tỉnh Hậu Giang giao UBND huyện Phụng Hiệp phối hợp với sở, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức, hoàn thành các cơ chế, chính sách, lập các thủ tục thu hút vốn đầu tư theo đúng quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…