HoREA muốn sửa luật để siết chung cư mini, phát triển nhà ở thương mại

HoREA đề nghị Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sớm sửa đổi một số quy định của Luật Nhà ở 2014 không còn phù hợp, đang làm cản trở sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường BĐS, làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại
HoREA muốn sửa luật để siết chung cư mini, phát triển nhà ở thương mại

Theo HoREA, tại Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 quy định: Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín và mỗi căn hộ này nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

“Điều này đã dẫn đến tình trạng “khoét lõm”, xây dựng tràn lan “chung cư mini” tại các đô thị lớn, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị, gây mất mỹ quan và không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như thiếu các tiện ích, dịch vụ phục vụ cư dân, mà lẽ ra loại nhà này chỉ nên cho phép kinh doanh cho thuê nhà mà thôi”, HoREA khẳng định.

Do vậy, HoREA đề nghị sửa thành “Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.

Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai phòng ở trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi phòng ở theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, thì chủ sở hữu được kinh doanh cho thuê nhà ở theo quy định của pháp luật".

Theo nội dung đề xuất mới, khái niệm "căn hộ" đã được đổi thành "phòng ở" và không được cấp chứng nhận quyền sở hữu cho từng phòng.

Cũng tại văn bản trên, HoREA kiến nghị sửa hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại nhằm tháo gỡ vướng mắc về công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở.

Theo đó, HoREA kiến nghị sửa nội dung về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại từ “Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở (…); chuyển thành "Có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai".

Đồng thời HoREA đề nghị sửa Điều 110 Luật Nhà ở 2014, tất cả (100%) chủ sở hữu nhà thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới sang thành 2/3 chủ sở hữu thống nhất thì sẽ phá dỡ để xây dựng lại. HoREA cho rằng, quy định 100% chủ sở hữu đồng ý mới được phá dỡ xây dựng lại đang gây cản trở việc cải tạo nhà chung cư cũ đang xuống cấp, ảnh hưởng đời sống nhiều hộ gia đình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…