HOSE báo lãi kỷ lục 2.536 tỉ đồng trong năm 2021, tăng 267%

Trong năm 2021 Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ghi nhận doanh thu lên tới 3.237,1 tỉ đồng, cao gấp 3 lần so với thực hiện năm 2020.
HOSE báo lãi kỷ lục 2.536 tỉ đồng trong năm 2021, tăng 267%

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) cho biết, trong năm 2021, đơn vị này ghi nhận doanh thu lên tới 3.237,1 tỉ đồng, cao gấp 3 lần so với thực hiện năm 2020 và đạt 187% so với kế hoạch đã đề ra.

Trong đó, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ chiếm tới 92,23%, đạt hơn 2.985 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ của HOSE đạt 110,7 tỉ đồng, tăng trưởng 30,87%. Ở hướng ngược lại, doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 của HOSE có xu hướng giảm, đạt 51,3 tỉ đồng.

Tổng chi phí được HOSE hạch toán trong kỳ ở mức 701,3 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chủ yếu là chi phí giám sát thị trường, chiếm 70,6%. Được biết, đây là chi phí có sự biến động tỉ lệ thuận với doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán.

Năm ngoái, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, chinh phục thành công ngưỡng 1.500 điểm – mức cao nhất trong 21 năm hoạt động của thị trường chứng khoán.

Cụ thể, năm 2021, giá trị giao dịch chứng khoán bình quân mỗi ngày tại HoSE đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng hơn 240% so với năm 2020. Trong năm ngoái, hơn 1,5 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước được mở mới, cao hơn con số tổng của cả giai đoạn 2017-2020 trước đó.

Trong khi doanh thu tăng đến hơn 200%, chi phí hoạt động của HoSE chỉ tăng 95% so với năm 2020, chiếm hơn 700 tỷ đồng. Trong cơ cấu chi tiết, chi phí cho hoạt động giám sát thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất lên tới gần 500 tỷ đồng. Khoản chi phí này có biến động tỷ lệ thuận với doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán trên HoSE. 

Khoản chi phí có tỷ trọng cao thứ hai là thu nhập cho người lao động, hơn 83 tỷ đồng. Đến hết năm 2021, số lượng nhân sự của HoSE là 246 người, chỉ tăng nhẹ so với năm trước. Như vậy, mỗi nhân sự làm việc tại HoSE nhận thu nhập bình quân khoảng gần 30 triệu đồng/tháng.

Như vậy, HoSE đạt lợi nhuận trước thuế kỷ lục 2.536 tỷ đồng sau hơn 20 năm hoạt động, đánh dấu lần đầu tiên mức lãi đạt mốc nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận của HoSE tăng trưởng đến gần 270% so với cùng kỳ năm trước.

Với mức lãi hơn 2.500 tỷ đồng, bình quân cứ 100 đồng doanh thu, HoSE thu về 78 đồng lợi nhuận. Hai năm trước đó, tỷ suất lợi nhuận của HoSE khoảng gần 70%. Biên lợi nhuận gần 80% của HoSE năm vừa qua là con số chỉ có trong mơ đối với hầu hết doanh nghiệp niêm yết.

Không chỉ lọt tốp thị trường tăng trưởng mạnh nhất về mặt chỉ số, thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được cải thiện, với nhiều chỉ số tăng bằng lần so với năm 2020.

Đơn vị này hiện đang thử nghiệm hệ thống giao dịch lô lẻ với kỳ vọng sẽ triển khai ngay từ đầu tháng 6/2022. Cùng với đó, hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường chứng khoán (KRX) cũng được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ sớm được HOSE đưa vào vận hành.

Xem thêm

Các chỉ số chứng khoán trên HOSE đều tăng điểm trong tháng 3

Các chỉ số chứng khoán trên HOSE đều tăng điểm trong tháng 3

Trong tháng 3, các chỉ số chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) đều tăng điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của quý 1/2022, chỉ số VN Index đạt 1492,15 điểm, tăng 0,14% so với tháng 02 và tăng 25,24% so với cùng kỳ năm 2021.
HOSE đưa 3 cổ phiếu mới vào diện cảnh báo

HOSE đưa 3 cổ phiếu mới vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa thông báo đưa ba cổ phiếu vào diện cảnh báo kể từ ngày 26/4/2021, bao gồm: FLC của Tập đoàn FLC, ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros, và HAI của Công ty cổ phần Nông dược HAI.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...