Huawei kêu gọi Hoa Kỳ "điều chỉnh cách tiếp cận"

Hôm nay, Huawei đã đệ trình một bản kiến ​​nghị lên tòa án Mỹ, kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ dừng chiến dịch chống lại Huawei vì nó không mang lại khả năng đảm bảo an ninh mạng.
Huawei kêu gọi Hoa Kỳ "điều chỉnh cách tiếp cận"

Ông Song Liuping, Giám đốc pháp lý của Huawei

Việc cấm Huawei vì vấn đề an ninh mạng như một cái cớ “sẽ không có gì đảm bảo các hệ thống mạng sẽ an toàn hơn. Họ mang đến một cảm giác an toàn sai lầm và đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những thách thức thực sự mà chúng ta phải đối mặt”, ông Song Liuping, Giám đốc pháp lý của Huawei, nói. “Các chính trị gia của Hoa Kỳ đang sử dụng sức mạnh của cả một quốc gia để đe dọa một công ty tư nhân”, ông Song lưu ý. “Đây không phải là điều bình thường. Hầu như chưa từng thấy trong lịch sử”.

“Chính phủ Hoa Kỳ đã không cung cấp bằng chứng nào cho thấy Huawei là mối đe dọa an ninh. Không có súng, không có khói. Chỉ là phỏng đoán”, ông Song nói.

Trong đơn kiến nghị, gửi tới Tòa án liên bang Mỹ ở Plano, Texas, Huawei lập luận rằng Điều 889 của đạo luật NDAA 2019 đã loại bỏ Huawei và không chỉ cấm các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ mua thiết bị và dịch vụ của Huawei, mà còn cấm họ ký hợp đồng hoặc trao các khoản tài trợ hoặc cho vay cho các bên thứ ba mua thiết bị hoặc dịch vụ của Huawei – thâm chị ngay cả khi không có tác động hoặc kết nối với chính phủ Hoa Kỳ.

Ông Song cũng đã đề cập đến việc bổ sung Huawei vào “Danh sách thực thể” (Entity List) của Bộ Thương mại Hoa Kỳ hai tuần trước. “Đây là một tiền lệ nguy hiểm. Hôm nay là ngành viễn thông và Huawei. Ngày mai nó có thể là ngành của quý vị, công ty của quý vị, các khách hàng của quý vị”, ông nói.

“Hệ thống tư pháp là tuyến phòng thủ cuối cùng của công lý. Huawei có niềm tin vào sự độc lập và toàn vẹn của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Chúng tôi hy vọng rằng những sai lầm trong đạo luật NDAA có thể được tòa án sửa chữa”, ông Song phát biểu.

Glen Nager, cố vấn trưởng của Huawei trong vụ kiện, cho biết Điều 889 của NDAA 2019 vi phạm Bill of Attainder (lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản), Thủ tục tố tụng và các điều khoản của Hiến pháp Hoa Kỳ. Do đó, vụ việc hoàn toàn là “một vấn đề của pháp luật” vì không có sự thật nào được đưa ra, do đó nó được đệ trình lên tòa án để thúc đẩy quá trình ngăn chặn các hành động bất hợp pháp chống lại công ty.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 15/5 cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông bị coi là rủi ro với an ninh quốc gia. Bộ Thương mại Mỹ sau đó cũng đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ, khiến tập đoàn hàng đầu Trung Quốc này đứng trước nguy cơ bị cô lập về công nghệ.

Theo lệnh của tòa án, phiên điều trần về vụ kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 19/9.

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…