Huy động thành công 7.000 tỷ đồng từ đấu thầu trái phiếu chính phủ

Ngày 9/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 7.000 tỷ đồng.
Huy động thành công 7.000 tỷ đồng từ đấu thầu trái phiếu chính phủ

Kết quả, phiên đấu thầu đã huy động thành công 7.000 tỷ đồng, lãi suất giảm tại kỳ hạn 5 năm, giữ nguyên tại các kỳ hạn 10, 15, 30 năm.

Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm gọi thầu 1.000 tỷ đồng, huy động được 1.000 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 1,64%/năm, thấp hơn 0,04%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 1/9/2020).

Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm gọi thầu 4.000 tỷ đồng, huy động được 4.000 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 2,9%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 1/9/2020).

Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 15 năm gọi thầu 1.500 tỷ đồng, huy động được 1.500 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 3,07%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 1/9/2020).

Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm gọi thầu 500 tỷ đồng, huy động được 500 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 3,50%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 26/8/2020).

Trước đó trong tháng 8/2020, HNX đã tổ chức 16 đợt đấu thầu, huy động được tổng cộng 22.850 tỷ đồng trái phiếu, giảm 61% so với tháng trước.

Trong đó 100% trái phiếu huy động được do Kho bạc Nhà nước phát hành. Tỷ lệ trúng thầu thành công tháng 8 đạt 76,1%, khối lượng đặt thầu gấp 2 lần khối lượng gọi thầu.

So với tháng 7/2020, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 8 tăng tại các kỳ hạn 10 và 15 năm với mức tăng từ 0,06-0,10%/năm, tăng mạnh nhất là kỳ hạn 10 năm, tăng 0,10%/năm so với tháng 7.

Trên thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp tháng 8, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 8.383 tỷ đồng/phiên, giảm 18,2% so với tháng trước. Giá trị giao dịch Repos chiếm 37,38% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.