Hy vọng về thoả thuận trần nợ duy trì đà tăng cho Phố Wall trong ngày thứ hai liên tiếp

Phố Wall đóng cửa tăng điểm trong ngày thứ hai liên tiếp nhờ vào tâm lý lạc quan về thỏa thuận trần nợ của chính phủ Mỹ…
chứng khoán Mỹ

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 115,14 điểm, tương đương 0,34%, lên 33.535,91 điểm; S&P 500 thêm 39,28 điểm, tương đương 0,94%, ở mức 4.198,05 điểm; và Nasdaq Composite tăng 188,27 điểm, tương đương 1,51%, lên 12.688,84 điểm.

Trong số ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ, cổ phiếu công nghệ đã thúc đẩy Nasdaq tăng mạnh nhất, trong khi chỉ số chăm sóc sức khỏe lại hạn chế mức tăng của chỉ số Dow Jones. 

Ở các diễn biến cổ phiếu riêng lẻ, nổi bất nhất phải kể đến mức tăng 1,3% của Walmart sau khi “gã khổng lồ” bán lẻ báo cáo thu nhập quý đầu tiên tốt hơn mong đợi, đồng thời nâng cao triển vọng doanh thu và lợi nhuận năm 2023 với lý do chi tiêu của người tiêu dùng ổn định. Động thái này hoàn toàn ngược lại các dự báo ảm đảm từ Home Depot Inc và Target Corp  trong tuần này.

“Walmart đã mang đến một màn kết thúc xuất sắc cho mùa thu nhập khả quan của các công ty Mỹ”, ông Ryan Detrick, giám đốc chiến lược thị trường của Carson Group ghi nhận.

Cổ phiếu Netflix Inc tăng 9,22% sau khi cho biết mức hỗ trợ quảng cáo mới ra mắt gần đây của họ đã đạt gần 5 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng.

Cổ phiếu của nhà sản xuất chip Micron Technology Inc tăng 4,08% nhờ vào công bố kế hoạch đầu tư tới 500 tỷ yên (3,70 tỷ USD) vào Nhật Bản cho các thiết kế chip mới trong vài năm tới.

Cổ phiếu của Take-Two Interactive Software Inc tăng mạnh 11,69% do vượt qua ước tính về doanh số đã điều chỉnh hàng quý.

Chỉ số chuẩn S&P 500 đã phục hồi trở lại trong phiên sau khi sụt giảm vào đầu ngày, nhờ vào sự lạc quan về các cuộc đàm phán trần nợ với hy vọng chính phủ Mỹ sớm đi đến một thỏa thuận giúp tránh được tình trạng vỡ nợ.

Ông Anthony Saglimbene, giám đốc chiến lược thị trường tại Ameriprise Financial cho biết: “Tin tức trong ngày hôm nay và hôm qua thực sự đã giúp giảm bớt một lo ngại về trần nợ khi chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy một lần nữa bày tỏ sự lạc quan rằng một thỏa thuận có thể được hình thành vào cuối tuần và Hạ viện có thể bỏ phiếu về một dự luật vào tuần sau”. 

Vấn đề trần nợ đã kéo sự chú ý ra khỏi tình hình không chắc chắn trong lập trường của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về lãi suất. Số lượng đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước tại Mỹ đã giảm nhiều hơn dự kiến, cho thấy thị trường lao động vẫn thắt chặt, giúp Fed có thêm cơ sở để tiếp tục tăng lãi suất.

Các dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại sau một loạt các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, trong khi thị trường đang hy vọng về khả năng cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, thì các nhận xét từ quan chức Fed cho thấy họ chưa sẵn sàng để cắt giảm hay thậm chí là tạm dừng tăng lãi suất trong thời gian tới. 

Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan và Thống đốc Fed Philip Jefferson đều cho rằng nền kinh tế dường như không đủ nhanh để ngân hàng trung ương tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất. 

“Kể cả chính phủ đạt được thỏa thuận trần nợ vào cuối tuần này, thì vẫn còn sự không chắc chắn về cuộc họp của Fed vào tháng 6, có thể gây hạn chế một số động lực trên thị trường," ông Anthony Saglimbene nhận xét.

Trong ngày, khối lượng trên các sàn giao dịch của Mỹ là 10,49 tỷ cổ phiếu, so với mức trung bình 10,62 tỷ cho cả phiên trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Tại các khu vực khác, chứng khoán châu Âu đóng cửa cao hơn và DAX của Đức cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2022 nhờ sự lạc quan về các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ. Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,39% và chỉ số chứng khoán của MSCI trên toàn cầu tăng 0,64%.

Cổ phiếu thị trường mới nổi tăng 0,25%. Chỉ số rộng nhất của MSCI về cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đóng cửa cao hơn 0,32%, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 1,60%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…