IEA dự báo về nhu cầu của Trung Quốc, giá dầu đảo chiều

Giá dầu đã tăng nhẹ vào sáng 6/2 sau khi giảm khoảng 8% trong tuần trước...
giá dầu

Sáng 6/2, dầu thô Brent kỳ hạn tăng 0,2% lên 80,10 USD/thùng trong khi dầu thô WTI cũng cao hơn gần 0,2% lên 73,54 USD/thùng.

Vào thứ Sáu tuần trước (3/2), WTI và Brent đều đã giảm 3% sau khi dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, từ đó thúc đẩy đồng USD tăng giá. 

Trong khi lo ngại về suy thoái kinh tế thống trị thị trường vào tuần trước, thì vào 5/2, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol nhấn mạnh rằng sự phục hồi của Trung Quốc vẫn là động lực chính cho giá dầu.

IEA dự kiến một nửa tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay sẽ đến từ Trung Quốc. Ông Birol cũng lưu ý thêm rằng nhu cầu nhiên liệu cho máy bay đang tăng cao. 

Tùy thuộc vào mức độ phục hồi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và OPEC+ có thể sẽ phải đánh giá lại quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày cho đến năm 2023, ông Fatih Birol nhận định. 

“Nếu nhu cầu tăng rất mạnh, nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi, thì theo quan điểm của tôi, các nước OPEC+ sẽ cần phải xem xét điều chỉnh chính sách sản lượng của họ”.

Giới hạn giá đối với các sản phẩm dầu của Nga đã có hiệu lực bắt đầu từ 5/2, với việc Nhóm G7, Liên minh châu Âu và Úc đều đồng ý về mức trần 100 USD/thùng đối với xăng, dầu diesel và dầu hoả; 45 USD/thùng đối với dầu nhiên liệu. 

Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Hiện tại, thị trường kỳ vọng các nước ngoài EU sẽ tăng nhập khẩu dầu thô tinh chế của Nga, do đó sẽ tạo ra ít sự gián đoạn đối với nguồn cung tổng thể”.

“Tuy nhiên, việc OPEC tiếp tục hạn chế nguồn cung sẽ khiến thị trường thắt chặt”. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…

Vàng thế giới và trong nước đồng loạt rơi thẳng đứng

Vàng thế giới và trong nước đồng loạt rơi thẳng đứng

Giá vàng giảm mạnh vào thứ Tư, chịu áp lực từ sự tăng vọt của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống 2024. Trong nước, vàng miếng và vàng nhẫn cũng lao dốc theo giá thế giới…