Nhà Trắng thất vọng với quyết định của OPEC+

OPEC và các đối tác ngoài OPEC đã cắt giảm sản lượng sâu hơn các dự đoán trước đó. Nhà Trắng bày tỏ sự thất vọng, Nga nói có thể cắt giảm thêm.
Nhà Trắng thất vọng với quyết định của OPEC+

OPEC và OPEC+ đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 11 tại cuộc họp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ năm 2020 ở Vienna (Áo).

Con số 2 triệu thùng là mức cao nhất, vượt dự đoán của giới phân tích trước đó. 

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng thư ký OPEC Haitham Al Ghais bảo vệ quyết định của nhóm về việc cắt giảm sản lượng sâu, nói rằng OPEC+ đang tìm cách cung cấp "an ninh và ổn định cho thị trường năng lượng."

Rohan Reddy, giám đốc nghiên cứu của Global X ETFs, nói với CNBC rằng quyết định của nhóm về việc cắt giảm sản lượng có thể khiến giá dầu phục hồi trở lại mức 100 USD/thùng. 

Các nhà phân tích năng lượng cho biết tác động thực tế của việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ sẽ phụ thuộc vào việc cắt giảm đơn phương của Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iraq và Kuwait. Rất khó để OPEC+ đưa ra quan điểm trong hơn một hoặc hai tháng tới khi thị trường năng lượng đối mặt với sự không chắc chắn về các lệnh trừng phạt của châu Âu với nhà sản xuất thuộc OPEC+ là Nga - bao gồm cả về bảo hiểm vận chuyển, giới hạn giá và nhập khẩu xăng dầu giảm.

 Stephen Brennock, nhà phân tích cấp cao tại PVM Oil Associates ở London, cho biết trong một báo cáo nghiên cứu. “Việc siết chặt hơn nữa nguồn cung vốn đã eo hẹp sẽ là một ‘cái tát’ vào người tiêu dùng. Động thái với động cơ ích kỷ này hoàn toàn nhằm mục đích mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất".

Ông nói thêm. “Nói tóm lại, OPEC+ đang ưu tiên giá trên mức ổn định vào thời điểm thị trường dầu có nhiều bất ổn”.

Nhà Trắng 'thất vọng'

Phản ứng trước quyết định của OPEC và OPEC+, theo thông tin Nhà Trắng, TT Mỹ Joe Biden “thất vọng trước quyết định thiển cận của OPEC+ trong việc cắt giảm hạn ngạch sản xuất trong khi nền kinh tế toàn cầu đang đối phó với tác động tiêu cực của cuộc chiến Nga - Ukraine".

Dựa trên hành động ngày hôm nay của OPEC và OPEC+, chính quyền Biden cũng sẽ tham khảo ý kiến ​​của Quốc hội về các công cụ và cơ quan chức năng bổ sung nhằm giảm bớt sự kiểm soát của OPEC đối với giá năng lượng", tuyên bố từ Nhà Trắng cho biết.

Tuyên bố nói thêm rằng thông báo của OPEC+ là "lời nhắc nhở về lý do tại sao Hoa Kỳ cần phải giảm sự phụ thuộc của mình vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài”.  

Trước mắt, TT Biden đã chỉ đạo Bộ Năng lượng Mỹ giải phóng thêm 10 triệu thùng từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược vào tháng tới.

Tuy nhiên, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết, tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ đã giảm vào tuần trước. Dự trữ dầu thô bất ngờ giảm 1,4 triệu thùng xuống còn 429,2 triệu thùng. Các kho dự trữ xăng của Hoa Kỳ giảm hơn dự kiến ​​4,7 triệu thùng, trong khi các kho dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, cũng giảm mạnh hơn dự kiến, 3,4 triệu thùng.

Bộ trưởng Đức nói thẳng

Đức
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Đức Robert Habeck (bên trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trong một cuộc họp báo tại Berlin.

Áp lực từ quyết định này đè nặng hơn lên Châu Âu. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã chỉ trích Hoa Kỳ và các quốc gia cung cấp khí đốt đang trục lợi với mức giá cung cấp khí đốt cao ngất ngưởng.

Nhiều quốc gia đang hưởng lợi lớn từ mức giá nguồn cung khí đốt, và tất nhiên, đây là vấn đề tất cả chúng ta phải nói đến", vị Bộ trưởng thẳng thắn

Trên tờ NOZ của Đức, Bộ trưởng Habeck nói: “Hoa Kỳ đã liên lạc với chúng tôi khi giá dầu tăng, và kết quả là dự trữ dầu quốc gia ở châu Âu được khai thác, và tôi muốn kêu gọi sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ khi các nước đồng minh châu Âu đang chịu áp lực lớn về năng lượng.”

Ông Habeck cũng nhấn mạnh, EU cần chung tay nỗ lực hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt, thay vì tranh giành nguồn cung cấp thay thế đã gây áp lực lên giá cả hơn nữa.

EU nên tập hợp sức mạnh thị trường của mình, triển khai một hành vi mua hàng thông minh và đồng bộ. Sức mạnh thị trường châu Âu là rất lớn, nó cần phải được tận dụng một cách phù hợp", ông Habeck nói thêm.

Theo Bloomberg, từ tháng 1 đến tháng 5/2022, Châu Âu nhập trung bình khoảng 213,1 triệu thùng dầu thô của Mỹ trong khi Châu Á nhập 191,1 triệu thùng.

Bloomberg nhận định, sự thay đổi dòng chảy dầu này cho thấy cuộc xung đột Nga - Ukraina đã chuyển hướng nguồn cung cấp năng lượng đáng kể như thế nào.

Từ thị trường nhập khẩu Nga, theo số liệu cuối tháng 8/2022, 27 nước thành viên EU vẫn nhập khẩu khoảng 1,1 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu việc áp giá trần lên dầu Nga được thực hiện, nguồn cung dầu này có thể sẽ bị đứt đoạn vì Nga đã kiên quyết tuyên bố không bán dầu cho các nước tham gia hay ủng hộ việc áp giá trần này.

Trong một tuyên bố mới nhất sau quyết định của OPEC và OPEC+ hôm 5/10 Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hôm 5/10 cho biết Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu để bù đắp những tác động tiêu cực từ giới hạn giá do phương Tây áp đặt đối với các hành động của Moscow ở Ukraine.

OPEC + sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo vào ngày 4/12.

Xem thêm

Qatar chính thức "thoát ly" OPEC

Qatar chính thức "thoát ly" OPEC

Ngay từ ngày đầu tiên của năm 2019, Quatar đã chính thức không còn là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…