TTK OPEC bảo vệ lý do cắt giảm sản lượng dầu

Mới đây, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Haitham al-Ghais đã nêu lý do cắt giảm sản lượng dầu là nhằm để ổn định thị trường.
TTK OPEC bảo vệ lý do cắt giảm sản lượng dầu

Trong chuyến công du 2 ngày tới Algieria, Tổng thư ký OPEC Haitham al-Ghais khẳng định mục tiêu của tổ chức này và các nhà sản xuất bên ngoài là duy trì sự ổn định của thị trường.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab cũng chung nhận định khi cho rằng quyết định gần đây của OPEC về cắt giảm sản lượng dầu là nhằm để ổn định thị trường.

Tổng thư ký OPEC đã nhiều lần bảo vệ quyết định cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ của tổ chức này và các nước đối tác (OPEC+).

Theo ông Haitham al-Ghais, động thái đó sẽ giúp OPEC+ đảm bảo nguồn cung để đối phó với với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Trong khi đó, các nước phương Tây phản đối quyết định của OPEC+, cho rằng giá năng lượng tăng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh.

Trong cuộc họp chính sách ngày 5/10 tại Vienna (Áo), các Bộ trưởng Năng lượng các nước OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới. Đây là lần cắt giảm sản lượng nhiều nhất của OPEC+ kể từ năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, bất chấp lo ngại động thái này có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn và khiến các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh hơn.

Trong dự báo của mình cách đây vài ngày, OPEC cho rằng nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng thêm 2,64 triệu thùng/ngày trong năm nay, tức giảm 460.000 thùng so với dự báo công bố hồi tháng 9.

OPEC cũng hạ mức tăng trưởng nhu cầu của thế giới trong năm 2023 xét trên những đánh giá triển vọng khó đoán định về kinh tế thế giới, trong bối cảnh có nhiều nền kinh tế lớn đã rơi vào suy thoái.

Xem thêm

Đề xuất không đưa 5 dự án điện than vào quy hoạch điện VIII

Đề xuất không đưa 5 dự án điện than vào quy hoạch điện VIII

Theo Bộ Công Thương, hiện còn 5/12 dự án nhiệt điện than với tổng công suất 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn. Vì vậy, bộ này đề nghị không đưa 5 dự án vào Quy hoạch điện VIII và sẽ cân đối, bù bằng các nguồn

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...