Iran sẵn sàng nói chuyện với Hoa Kỳ nếu lệnh trừng phạt được dỡ bỏ

TT Iran Hassan Rouhani cho biết Iran sẵn sàng đám phán với Hoa Kỳ nếu Washington gỡ bỏ lệnh trừng phạt. Đồng thời, Iran cũng để ngỏ khả năng quay trở lại thoả thuận hạt nhân 2015.
Iran sẵn sàng nói chuyện với Hoa Kỳ nếu lệnh trừng phạt được dỡ bỏ

Tổng thống Iran - ông Hassan Rouhani.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào Chủ Nhật (14/7), TT Iran – ông Hassan Rouhani đã tuyên bố Iran sẵn sàng mở rộng đàm phán nếu Hoa Kỳ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, trong đó có việc xuất khẩu dầu của Iran và để ngỏ khả năng quay trở lại thoả thuận hạt nhân 2015.

Chúng tôi luôn tin tưởng vào các cuộc đàm phán … nếu họ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, chấm dứt áp lực kinh tế và quay trở lại với thoả thuận hạt nhân ban đầu, Iran sẵn sàng để đàm phán với Mỹ ngay hôm nay, ngay bây giờ tại bất cứ nơi nào,” ông Rouhani chia sẻ trong bài bài phát biểu.

Các cuộc đối đầu giữa Washington và Tehran đã leo thang trong thời gian qua, đỉnh điểm là kế hoạch huỷ bỏ cuộc không kích của Hoa Kỳ vào Iran vào tháng trước sau khi Tehran bắn hạ máy bay không người lái của quân đội Mỹ. TT Donald Trump đã ra quyết định ngừng cuộc tấn công trả đũa vào phút chót.

Kêu gọi nối lại đối thoại giữa các bên; Pháp, Anh và Đức – 3 trong số các cường quốc tham gia vào hiệp ước hạt nhân 2015 – cho biết vào Chủ Nhật (14/5), họ đang lo lắng về sự leo thang căng thẳng tại khu vực vùng Vịnh – eo biển Hormuz và nguy cơ sụp đổ thoả thuận hạt nhân. 

“Chúng tôi tin rằng đã đến lúc tất cả chúng ta phải hành động có trách nhiệm và tìm mọi cách để ngăn chặn sự căng thẳng leo thang, tiếp tục mở rộng đối thoại,” trích dẫn từ một bản tuyên bố chung được đưa ra bởi văn phòng TT Pháp.

Mặc dù kêu gọi đàm phán với các nhà lãnh đạo Iran nhưng vào thứ tư tuần trước (10/4), TT Hoa Kỳ Donald Trump vẫn nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với Iran sẽ sớm được tăng cường “đáng kể”. Các biện pháp trừng phạt hiện tại của Hoa Kỳ đã nhắm vào dòng doanh thu nước ngoài chính của Iran từ việc xuất khẩu dầu thô.

Trong một phản hồi lại, Tehran cho biết họ sẽ thu hẹp lại các cam kết của mình theo thoả thuận, đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy sự dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đã làm ‘tê liệt’ nền kinh tế Iran.

Có hai dấu hiệu trong tuần qua cho thấy Hoa Kỳ đang thể hiện sự cởi mở hơn trong các hướng đi ngoại giao đối với Iran. Một số quan chức Hoa Kỳ đã nói với hãng thông tấn Reuters rằng Washington đã quyết định không xử phạt Bộ trường Ngoại giao Iran, ông Mohammad Javad Zarif mặc dù vào 24/6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã tuyên bố ông Zarif sẽ bị đưa vào ‘danh sách đen’. Đồng thời, các quan chức tại Washington cũng tiết lộ thêm, họ đã cấp cho ông Zarif một visa Hoa Kỳ để tham sự cuộc họp Liên Hiệp Quốc trong tuần này.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…