Israel tiêm thử nghiệm liều vaccine Covid-19 thứ tư

Một bệnh viện lớn của Israel sẽ bắt đầu thử nghiệm các mũi vắc xin Covid-19 thứ tư cho 150 nhân viên của mình vào 27/12 nhằm đánh giá xem liệu có cần tiêm mũi nhắc lại thứ hai trên toàn quốc hay không.
Israel tiêm thử nghiệm liều vaccine Covid-19 thứ tư

Trung tâm Y tế Sheba gần thủ đô Tel Aviv cho biết, thử nghiệm của họ sẽ làm sáng tỏ hiệu quả của liều thứ tư và để giúp các nhà lập pháp xây dựng chính sách y tế ở Israel và nước ngoài.

Israel đã báo cáo 1.118 trường hợp được xác nhận nhiễm biến thể Omicron, với ca bệnh tăng gấp đôi sau mỗi hai ngày.

Một nhóm chuyên gia của Bộ Y tế đã khuyến nghị cung cấp liều thứ tư của vắc xin Pfizer/BioNTech cho những người Israel từ 60 tuổi trở lên đã được tiêm nhắc lại lần 1 ít nhất vào bốn tháng trước.

Nhưng sự chấp thuận cuối cùng của Bộ trưởng vẫn đang chờ xử lý trong bối cảnh dư luận thắc mắc về việc liệu có đủ thông tin khoa học để biện minh cho một mũi tiêm tăng cường thứ hai hay không. 

Trung tâm Y tế Sheba không cho biết cuộc thử nghiệm sẽ kéo dài bao lâu.

Gili Regev-Yochay, giám đốc nghiên cứu của trung tâm, chia sẻ: “Chúng tôi sẽ kiểm tra tác động của liều thứ tư đối với mức độ kháng thể cũng như tỷ lệ nhiễm bệnh và chúng tôi sẽ đánh giá mức độ an toàn của nó. 

"Chúng ta sẽ sớm biết được liệu có đáng để thực hiện mũi thứ tư hay không và nên dành cho những ai.”

150 nhân viên y tế Sheba tham gia cuộc thử nghiệm nhận được sự chấp thuận của Bộ Y tế, đã được tiêm nhắc lại lần một trước ngày 20/8.

Xem thêm

Omicron “viết lại” viễn cảnh Covid-19 cho năm 2022

Omicron “viết lại” viễn cảnh Covid-19 cho năm 2022

Khi biến thể omicron ngày càng áp đảo tại châu Âu và Hoa Kỳ, các chuyên gia y tế và quan chức chính quyền đang phải viết lại những kỳ vọng của họ đối với phương thức kiểm soát đại dịch vào năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.