Khoáng sản FLC Stone họp Đại hội cổ đông lần 3 thành công, mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Sáng 16/6, Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC STONE (mã: AMD) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2022 (lần 3), thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kì 2022-2027.
Khoáng sản FLC Stone họp Đại hội cổ đông lần 3 thành công, mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Báo cáo của Ban lãnh đạo FLC STONE cho thấy, mặc dù năm 2021 chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn nhưng công ty vẫn ghi nhận doanh thu tăng vọt 1.534 tỷ đồng, đạt 136,84% so với năm 2020 và 102% so với kế hoạch năm 2021. Lợi nhuận trước thuế là 15,5 tỷ đồng, chỉ đạt 51,68% kế hoạch đề ra.

Chủ tọa Nguyễn Đức Công chia sẻ, trong bối cảnh 2 năm dịch bệnh, FLC STONE có bước tiến đáng kể do công ty đẩy mạnh hoạt động khai thác sản xuất, đạt doanh thu cao. Còn chỉ tiêu lợi nhuận chưa đạt xuất phát từ ảnh hưởng của dịch Covid 19 kéo dài làm gia tăng các chi phí đầu vào trong quá trình khai thác, sản xuất và hoạt động kinh doanh thương mại của đơn vị.

Năm 2021, FLC STONE mở rộng khai thác những dự án đã đầu tư (Mỏ đá và Nhà máy Núi Bền, Mỏ đá và Nhà máy Núi Loáng, Mỏ đá núi Ác Sơn) và triển khai dự án mới tại Ngọc Lặc – Thanh Hóa.

Hệ thống phân phối và các kênh tiêu thụ được doanh nghiệp tập trung xây dựng để hình thành hệ thống đại lý trên quy mô cả nước. Bên cạnh các đối tác truyền thống, FLC STONE tiếp tục mở rộng mạng lưới khách hàng khi ký kết thêm nhiều hợp đồng xây dựng với các đối tác lớn và tiềm năng, cũng như hướng tới mục tiêu xuất khẩu đá ra thị trường quốc tế.

Năm 2022, đánh giá tình hình kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của đại dịch và chính sách, cơ chế của nhà nước cộng với các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động chung, FLC STONE đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 1.000 tỷ đồng và mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 12 tỷ đồng.

Trước đó, FLC STONE đã nhận giấy phép khai thác mỏ tại xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 3 có diện tích khoảng 25 ha. Trong đó diện tích khu vực khai thác khoảng 20 ha; diện tích khu vực khai trường khoảng 5 ha với trữ lượng khoảng 2,3 triệu m3.. Việc đưa vào khai thác mỏ đá Ngọc Lặc được xem là một trong những động lực phát triển của công ty trong năm 2022 khi góp phần gia tăng sản lượng và đa dạng hóa hơn nữa danh mục sản phẩm.

Doanh nghiệp cho biết sẽ tập trung nguồn lực để đưa vào khai thác mỏ đá Cao Ngọc và đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng, mở rộng mặt bằng khai thác các mỏ, hoàn thiện lắp đặt dây chuyền sản xuất đá tự nhiên tại Thanh Hóa nhằm tăng công suất khai thác, sản xuất, đầu tư và phát triển hệ thống phân phối đá tự nhiên tại thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.

Trả lời chất vấn về số lợi nhuận chưa phân phối 184 tỷ đồng, nên chăng chia cổ tức cho cổ đông, ông Nguyễn Đức Công cho biết, trải qua 2 năm dịch bệnh khiến doanh nghiệp ngành khai khoáng khó khăn, cùng với chi phí cố định phải duy trì, giá nguyên vật liệu tăng cao. Công ty muốn đẩy mạnh triển khai các dự án mới, trong đó quyết tâm đầu tư và sớm có sản lượng khai thác mỏ Ngọc Lặc trong năm 2022. “Ban lãnh đạo muốn giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cho nhanh, không phải huy động, vay mượn ngoài. Lợi nhuận chưa chia thì vẫn còn ở công ty”, ông Công nói.

Đại hội cổ đông đã tiến hành bầu bổ sung các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2027
Đại hội cổ đông đã tiến hành bầu bổ sung các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2027 

Đại hội cổ đông đã tiến hành bầu bổ sung các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2027 gồm: ông Nguyễn Đức Công, bà Vũ Thị Minh Huệ, ông Bùi Văn Ngọc, ông Nguyễn Công Lãi; bầu 3 thành viên Ban kiểm soát là các ông bà Phạm Thị Thu, Trần Thị Mỹ Dung và Đặng Thị Thùy Liên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...