Khoáng sản Hòa Bình yêu cầu cựu TGĐ trả nợ 20 tỷ đồng, tố cáo Kế toán trưởng

Trước đó toàn bộ Thành viên HĐQT đương nhiệm cũ của Khoáng sản Hòa Bình bất ngờ bị bãi nhiệm ngay trong ĐHCĐ thường niên năm 2017 vừa qua.
Khoáng sản Hòa Bình yêu cầu cựu TGĐ trả nợ 20 tỷ đồng, tố cáo Kế toán trưởng

Yêu cầu cựu Tổng Giám đốc trả nợ vay 20 tỷ đồng

HĐQT CTCP Khoáng sản Hòa Bình (mã: KHB) vừa họp thống nhất thu hồi khoản tiền vay của ông Lê Hữu Lộc, nguyên Tổng Giám đốc công ty, số tiền 20 tỷ đồng để thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. HĐQT công ty yêu cầu ông Lê Hữu Lộc có cam kết bằng văn bản việc trả nợ công ty số tiền 20 tỷ đồng trước ngày 25/8/2017.

Đồng thời yêu cầu bà Nguyễn Thị Tuyết, kế toán trưởng công ty phối hợp với HĐQT để thực hiện việc thu hồi số nợ trên.

Tố cáo Kế toán trưởng

Bên cạnh đó HĐQT cũng đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hòa Bình xử lý hình sự bà Nguyễn Thị Tuyết, kế toán trưởng công ty về hành vi cố tình không bàn giao sổ sách, tài liệu kế toán cho Chủ tịch HĐQT – người đại diện theo pháp luật của công ty – có dấu hiệu che dấu các hành vi sai phạm của Ban lãnh đạo cũ.

Toàn bộ Thành viên HĐQT cũ bất ngờ bị bãi nhiệm ngay trong ĐHCĐ thường niên

Trước đó, Khoáng sản Hòa Bình đã họp, thông qua nghị quyết về việc đề nghị HĐQT cũ, Ban Tổng Giám đốc công ty bàn giao lại tài sản, hồ sơ, tài liệu công ty cho HĐQT trước ngày 8/8/2017.

Trong nghị quyết còn nêu rõ, nếu không thực hiện, HĐQT sẽ xem xét việc bãi nhiệm các cá nhân không bàn giao, đồng thời HĐQT sẽ đề nghị cơ quan pháp luật xử lý các cá nhân vi phạm theo quy định.

Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 của công ty họp tháng 7 vừa qua, toàn bộ Thành viên HĐQT đương nhiệm cũ của Khoáng sản Hòa Bình bất ngờ bị bãi nhiệm bởi một nội dung thêm vào ngay trong chương trình Đại hội.

Kết quả, ĐHCĐ thường niên đã thông qua việc miễn nhiệm với bà Phạm Thị Hinh, Chủ tịch HĐQT, ông Lâm Hoàng Giang, ông Trần Anh Tú, bà Phùng Thị Kim Anh, ông Tạ Quang Minh, và một HĐQT mới được bầu ra.

Ông Lê Hữu Lộc bị miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc từ 15/8/2017.

Theo Nam Sơn/ Infonet

>> Từ lá đơn của cổ đông KHB, cổ đông phải làm gì khi nhận ra nguy cơ doanh nghiệp bị “rút ruột”?

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...