Khối ngoại đã bán ròng gần 13.400 tỷ đồng

Tính từ đầu năm 2020 đến nay, khối ngoại đã bán ròng gần 13.400 tỷ đồng, ghi nhận đợt bán ròng lớn nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Khối ngoại đã bán ròng gần 13.400 tỷ đồng

Chỉ tính riêng trong quý I/2020, theo Bộ Tài chính, khối ngoại đã bán ròng 13.341 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu. Cùng với đó, đến ngày 25/03/2020, mức vốn hóa thị trường giảm 29,5% so với cuối năm 2019, khi ước đạt 3,09 triệu tỷ đồng, khiến giá trị danh mục đầu tư của khối ngoại càng suy giảm.

Theo tính toán sơ bộ, hiện giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 700.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 30 tỷ USD, tức là giảm khoảng 17,5% so với cuối năm 2019.

Nếu nhìn tần suất bán của khối ngoại sẽ dễ tạo cảm giác khối ngoại liên tục bán ròng, nhưng xét về mặt giá trị thì đến thời điểm này, lượng bán ròng không quá lớn. Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE).

Trong tháng 3/2020, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là 32.600 tỷ đồng trên HoSE, chiếm 16,7% tổng giá trị cả chiều mua và bán của toàn thị trường.

Tuy nhiên, những phiên giao dịch gần đây, dù vẫn duy trì bán ròng nhưng giá trị bán của khối ngoại đã giảm dần so với cuối tháng 3, đầu tháng 3/2020 từ trung bình khoảng 400- 500 tỷ đồng/phiên giảm xuống còn 200 - 300 tỷ đồng/phiên.

Theo một chuyên gia phân tích, động thái bán ròng của nhà đầu tư ngoại bên cạnh mang yếu tố tâm lý trong lúc thị trường bất ổn trên phạm vi toàn cầu thì họ ưu tiên nắm giữ tiền mặt, cũng phản ánh một thực tế họ thận trọng trước những rủi ro của dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Dù khối nội “vùng lên” tạo nên thanh khoản và thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán từ đầu tháng 4, nhưng cũng có những nhận xét cho rằng, xu hướng giao dịch của nhà đầu tư trong nước vẫn chưa thoát khỏi “cái bóng” của nhà đầu tư ngoại. Tâm lý và động thái mua bán của nhà đầu tư nội vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lý vào - ra thị trường của khối ngoại.

Dù dòng tiền trong nhà đầu tư nội còn tiềm năng lớn và sẵn sàng nhập cuộc khi có cơ hội, nhưng để dòng chảy này gia tăng bền vững và thực sự làm chủ cuộc chơi trên thị trường, cần những giải pháp mang tính đột phá. Trong trường hợp dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu chưa hết phức tạp, một số ý kiến dự báo có khả năng khối ngoại còn bán ròng.

Tuy nhiên, so với bối cảnh chung của thế giới, các mặt của đời sống xã hội, cũng như nền kinh tế nói chung, kiểm soát dịch Covid-19 nói riêng ở Việt Nam đang là một điểm sáng cả trong khu vực ASEAN và toàn cầu.

Do tình hình dịch bệnh, Chính phủ cũng đẩy mạnh đầu tư công, chuyển đổi 8 dự án từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công. Tổng cộng vốn đầu tư công NSNN năm 2020 ước tính khoảng 700.000 tỷ, gấp 2,2 lần số vốn thực hiện giải ngân năm 2019. Điều này phần nào hứa hẹn kích thích hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ khó khăn, động lực khiến thị trường chứng khoán có diễn biến khởi sắc. Chính phủ cũng tung ra các gói cứu trợ, những chương trình hạ lãi suất thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, diễn biến dịch bệnh là khó lường, thêm vào đó, việc khối ngoại bán ròng cũng như số liệu thống kê các ngành nghề dịch vụ du lịch, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu đang bị ảnh hưởng của Việt Nam thì thị trường chứng khoán sẽ chưa thể có những đột phá; cần thêm thời gian, có thể sang năm 2021 để phục hồi cũng như niềm tin nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại quay trở lại thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...