Khuất tất trong xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo lúc nửa đêm: Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ việc
Sau khi báo chí phản ánh về sự bất thường trong việc mở tờ khai XK 400 nghìn tấn gạo lúc 0 giờ ngày 12/04, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Liên bộ Tài chính - Công Thương báo cáo làm rõ phản ánh, nghi ngờ có khuất tất về đăng ký tờ khai hải quan...
Chí Tuyên
Nhiều uẩn khúc cần được làm sáng tỏ
Theo kiến nghị của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) gửi Thủ tướng và các bộ ngành có liên quan... nội dung phản ánh về những bất cập trong việc khai báo hải quan của các hội viên từ 0h ngày 11/04 tới nay và các vướng mắc cần tháo gỡ cho các thương nhân xuất khẩu gạo.
Cụ thể là, việc đăng ký tờ khai đã bất ngờ được triển khai lúc 0 giờ ngày Chủ nhật (12/4) mà không có một thông tin chính thức nào trước đó từ các bên có trách nhiệm liên quan về thời gian mở hệ thống cũng như không có một nhân sự nào của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan địa phương, Chi cục Hải quan cửa khẩu tiếp nhận hay trực hệ thống ngay thời điểm nhạy cảm này, các thương nhân hoàn toàn bị động.
Các tờ khai đăng ký hải quan kể từ thời điểm 0h ngày 11/04 đã có sổ tờ khai và đã phân vào luồng đỏ, nhưng đến ngày 13/04, sau khi tải kiểm tra trên hệ thống hải quan cập nhật, lại thấy ngày đăng ký của các tờ khai này “tự động” bị lùi về thời điểm 10/04. VFA đã ghi nhận ít nhất 03 thương nhân như vậy và các thương nhân hiện vẫn chưa tìm được câu trả lời cho tình huống này.
Thậm chí, có cả trường hợp các tờ khai hải quan đã có sổ tự khai nhưng chưa phân luồng, đã được ghi nhận trước đó, đến thời điểm sáng 14/04 lại bị mạng hải quan xóa bỏ khi chưa đủ 15 ngày theo quy định.
Ngoài ra, trong số các thương nhân truyền được tờ khai rạng sáng 12/04, có không ít thương nhân chưa tập kết hàng ở cảng thời điểm đó hoặc tập kết chưa đủ mà chỉ truyền tờ khai để giữ chỗ.
Trong khi đó, có rất nhiều thương nhân đã tập kết hàng hóa sẵn sàng (nghĩa là đảm bảo đầy đủ điều kiện để đăng ký tờ khai chờ thông quan) ở cảng chờ xếp tàu, đóng container, thậm chí có lô hàng đã đóng container trước ngày 24/03, tính đến nay đã hơn 20 ngày lưu container, lưu bãi mà vẫn chưa truyền được tờ khai hải quan…
Đề nghị huỷ tờ khai 400 nghìn tấn gạo và cho phép xuất khẩu gạo nếp
Kiến nghị của VFA cho biết, hàng hóa sẵn sàng với số lượng lớn tại bãi chờ xuất của các cảng đã khá lâu, mỗi ngày các thương nhân phải chịu phí lưu bãi, lưu container, chi phí vận chuyển container hàng hóa từ kho lên cảng; chi phí nâng hạ, đảo chuyển, sản xuất, bao bì, giám định, khử trùng, kiểm dịch; rồi lãi suất ngân hàng, bị phạt bồi thường hợp đồng, chi phí nhân công tại các cảng ngày càng đắt đỏ…
Do đó, nếu các lô hàng trên không được thông quan và xuất khẩu, các thương nhân sẽ bị thiệt hại nặng nề lên đến nhiều tỷ đồng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự sống còn của các doanh nghiệp, thậm chí là ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội. Hơn nữa, đối với những lô hàng giá trị lớn đã sẵn sàng tại các cảng, thương nhân không giao hàng kịp thời, dĩ nhiên sẽ phải đền bù hợp đồng cho khách hàng nước ngoài và đây là một khoản thiệt hại nặng nề nằm cả ngoài những trường hợp bất khả kháng.
Từ đó, các thương nhân kiến nghị, trước hết, giải tỏa toàn bộ lượng gạo hàng hóa đã sẵn sàng tại các cảng. Cụ thể, tạo điều kiện cho các thương nhân khai tiếp những đơn hàng còn đang khai dở dang và cho thông quan hết toàn bộ số lượng gạo hàng hóa đã nằm trên cảng trong thời gian sớm nhất có thể (số lượng thực tế ước không vượt quá 300.000 tấn).
Cũng tại công văn kiến nghị, VFA đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xuất khẩu lại gạo nếp (mã HS 1006.30) và các mặt hàng gạo hữu cơ không giới hạn sản lượng do thực tế phân khúc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến cân đối cung cầu lương thực trong nước.
Đối với những đơn hàng đã ký hợp đồng nhưng hàng hóa chưa sẵn sàng tại cảng, một số thương nhân tham gia báo cáo cho biết họ đang nỗ lực đàm phán với phía khách hàng nhằm hòa hoãn thời gian giao hàng, qua đó góp phần đảm bảo được mục tiêu an ninh lương thực mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi trong bối cảnh khó khăn hiện nay của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Về hạn ngạch 400 nghìn tấn, các cơ quan có thẩm quyền ngay lập tức cần áp dụng biện pháp chế tài đối với các thương nhân đã truyền tờ khai nhưng không xuất trình đúng, đủ số lượng hàng hóa, số container và số seal của container hàng đã đóng xong như đã khai báo. Hủy toàn bộ tờ khai đã được truyền của thương nhân tại hệ thống nếu phát hiện việc khai khống số lượng, khai khống số container và số seal, không xuất trình được hàng hóa khi kiểm hóa.
Tổng cục Hải quan phải công khai minh bạch về thời gian mở hệ thống cho khai hải quan, có văn bản triển khai cụ thể để Cục Hải quan địa phương, Chi cục Hải quan cửa khẩu và thương nhân biết để thực hiện.
Xem xét miễn giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng để giúp các thương nhân vượt qua giai đoạn khó khăn chung này, tạo điều kiện cho thương nhân tiếp tục thực hiện các hợp đồng bao tiêu tiêu thụ lúa gạo với nông dân (nếu không được xem xét hỗ trợ và cho phép tiếp tục xuất khẩu thì lẽ dĩ nhiên là các hợp đồng bao tiêu này sẽ bị phá sản do thương nhân không đảm bảo được nguồn tín dụng từ các ngân hàng).
Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ việc
Ngày 15/04, Văn phòng Chính phủ có công văn số 2969/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc triển khai đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo của cơ quan Hải quan và việc một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nhận được đầy đủ thông tin trong việc mở tờ khai xuất khẩu gạo, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 04/2020. Trong đó nêu cụ thể vể quy trình, cách làm, danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống.
Báo cáo việc mua dự trữ lương thực theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 140/VPCP-KTTH ngày 03/04/2020 và văn bản số 2827 ngày 10/04/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo việc triển khai văn bản 2827 của Văn phòng Chính phủ và công tác phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hai Bộ này có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng các nội dung trên trước ngày 18/4.
Cty Trung An kiến nghị khẩn cấp lần 2 đề nghị huỷ tờ khai 400 nghìn tấn gạo và cho mở tờ khai tự do chống lợi ích nhóm.
Sau khi Thuonggiaonline đăng tải bài viết “Doanh nghiệp kêu cứu đến Thủ tướng, tố hải quan thiếu minh bạch lúc nửa đêm”, ngày 14/04 Thương gia tiếp tục nhận được Đơn đề nghị khẩn cấp lần 2 của Cty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An gửi Thủ tướng và các bộ ngành có liên quan, với 06 nội dung kiến nghị như sau:
1)Huỷ toàn bộ tờ ngày từ ngày 11/04 đến nay;
2)Hải quan cho các doanh nghiệp khai tiếp những lô hàng đang dang dở và thông quan toàn bộ số lượng hàng đang nằm trên cảng (số lượng khoảng không vượt quá 250 nghìn tấn);
3)Hải quan cho khai mới với số lượng khôg hạn chế chứ không dừng ở mức 400 nghìn tấn;
4)Tờ khai nào khai trước thì xuất khẩu trước đến khi thông quan đạt 400 nghìn tấn gạo thì dừng xuất khẩu;
5) Tờ khai nào sau 15 ngày không xuất thì tờ khai đó tụt lại sau cùng theo quy định nhưng phải tụt lại sau 2 triệu tấn;
6) Tuyệt đối không được chỉ cho khai đến 400 nghìn tấn rồi đóng “cổng” dẫn đến vấn đề tờ khai “xí chỗ”… Khai tự do để chống lợi ích nhóm và rất công bằng, khi thông quan có kiểm soát đủ 400 nghìn tấn là dừng.
Xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao như thuỷ sản, rau quả, đồ gỗ… đã bỏ xa mặt hàng gạo vốn dĩ được coi là quân "át chú bài" ngành nông nghiệp Việt Nam...
Theo Bộ NN&PTNT, ước tính, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1 đạt 524 nghìn tấn với giá trị 249 triệu USD, tăng 56,5% về khối lượng và tăng tới 74,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó quy định cụ thể điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó nhiều quy đinh mới như phải có cơ sở xay, xát, kho ch
Đây là yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong văn bản gửi các tổ chức tín dụng thực hiện Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Sau thời gian trầm lắng, tình hình xuất khẩu gạo đã bắt đầu khả quan khi doanh nghiệp Việt Nam ký kết các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Iraq, Malaysia…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 đạt 651.000 tấn với giá trị đạt 285 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2019 ước đạt 4,01 triệu tấn với gi
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan Mai Xuân Thành vừa ký công văn hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục CNTT&TKHQ, Cục Quản lý rủi ro và Cục Điều tra chống buôn lậu về vấn đề xuất khẩu gạo.
Trước tác động kép bởi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu và hạn mặn xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp khống chế đại dịch và đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Sự "lúng túng" của Bộ Công Thương về quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo khiến thị trường chịu nhiều biến động. Tuy nhiên, đây lại là bài học về việc quản lý thị trường và ứng phó với biến động thị trường trong thời kỳ khủng hoảng của dịch bệnh.
Đây là đề nghị của Bộ Tài chính trong văn bản gửi Bộ Công thương về việc tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường (cấp thấp) để ưu tiên mua đủ gạo cho dự trữ quốc gia. Trong khi đó, các loại gạo khác vẫn được cho phép tiếp tục xuất khẩu.
Với những đột phá sâu sắc trong tư duy pháp lý và kinh tế, Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ khai phóng, trở thành động lực mạnh mẽ, củng cố niềm tin và khơi dậy khát vọng kinh doanh, làm giàu trong cộng đồng doanh nghiệp tư nhân...
Đứng trước những nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, người ta thường nghĩ đến sự tác động bề nổi vào các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên thực tế những chính sách thuế sẽ có thể “ăn sâu” vào cả thị trường nội địa…
Chính phủ đề xuất kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, thanh tra tổng cục, thanh tra cục thuộc bộ, thanh tra sở, thanh tra huyện; không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các bộ, sở...
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực tỉnh, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương...
Mặc cho tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ rủi ro, bất ổn tăng cao do chính sách thuế của nước Mỹ, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà tăng trưởng tích cực…
Theo Bộ trưởng Nội vụ, việc bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời” với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại hóa công tác quản lý công chức theo hướng minh bạch, hiệu quả...
Tổng Bí thư Tô Lâm giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết để 100 triệu người dân khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần với 250.000 đồng/người sẽ cần khoảng 25.000 tỷ đồng/năm...
Cùng với việc yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng, phòng chống buôn lậu, thao túng, găm hàng, Thủ tướng giao Bộ Công an cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực này...
Dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đề xuất Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sau sáp nhập...
Tổng Bí thư khẳng định, phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu rất lớn, đất nước muốn phát triển thì phải tập trung giải quyết yêu cầu đó để có nguồn lực cho đầu tư phát triển, cùng với yêu cầu phát triển về văn hoá, giáo dục, y tế...
Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.