Khủng bố tung video giải thích vì sao quân đội Syria thất bại ở Hama

Ngày 28 và 29/6/2019, nhóm Mặt trận giải phóng Quốc gia (NLF) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn công bố các video, cho thấy nguyên nhân những thất bại của quân đội Syria khi tấn công vào các làng Jibeen và Tell
Khủng bố tung video giải thích vì sao quân đội Syria thất bại ở Hama

Jaysh al-Izza phát hành ba video, ghi lại cảnh các tay súng Hồi giáo cực đoan theo tư tưởng Al-Qaeda sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) tấn công một nhóm binh sĩ Syria, một khẩu pháo 57mm và một xe vận tải quân sự chở đạn gần hai ngôi làng mục tiêu.

Liên minh Quân đội Giải phóng Quốc gia (NFL) công bố video cho thấy các chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn phá hủy 1 xe chiến đấu bộ binh BMP-1 (IFV) và tấn công 1 xe tăng quân đội Syria bằng ATGM, cũng gần Jibeen và Tell Meleh.

Từ đầu tháng, lực lượng Hồi giáo cực đoan Quân đội Syria tự do (FSA), Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã đánh chiếm làng Jibeen và cao điểm Tell Meleh. Các đơn vị quân đội Syria, chủ lực là sư đoàn Tiger nhiều lần tấn công tái chiếm với hỏa lực yểm trợ dữ dội của pháo binh, không quân. Nhưng không có cuộc tấn công nào thành công, các đơn vị phải gánh chịu thương vong nặng nề.

Những video mà HTS và FSA công bố cho thấy, binh sĩ quân đội Syria hoàn toàn không có kỷ luật chiến trường, không có bất cứ sự cảnh giác nào và cũng không sẵn sàng chiến đấu. Thực tế các đơn vị quân đội Syria khá giống với một tổ chức dân quân tự phát chứ không phải là đơn vị chính quy, tương tự như các nhóm Hezbollah, quân tình nguyện Diều hâu Sa mạc đã giải thể.

Không có dấu hiệu nào cho thấy, các đơn vị quân đội Syria có tổ chức chặt chẽ, sự chuẩn bị chiến đấu nghiêm túc và có chiến thuật trong chiến đấu. Thay vào đó là tình trạng vãi đạn lấy tiếng nổ, bỏ trận địa tháo chạy trước hỏa lực đối phương, dù lực lượng đối phương mỏng gấp nhiều lần, lại không có pháo binh và không quân yểm trợ.

Lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến gây nhiều tổn thất nặng nề cho quân đội Syria ở Hama. Video truyền thông đối lập Syria

South Front

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…