Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Đạm Phú Mỹ điều chỉnh báo cáo tài chính

Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - mã chứng khoán DPM) phải điều chỉnh lại một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính hai năm 2016 và 2017.
Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Đạm Phú Mỹ điều chỉnh báo cáo tài chính

Theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của PVFCCo năm 2016 đã công bố, các chỉ tiêu này lần lượt là 8.170 tỷ đồng, 1.393 tỷ đồng và 1.165 tỷ đồng. Các số liệu tương ứng của năm 2017 lần lượt là: 8.178 tỷ đồng, 853 tỷ đồng và 708 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước, các con số này lần lượt là 8.171 tỷ đồng, 1.400 tỷ đồng và 1.167 tỷ đồng (năm 2016); 8.187 tỷ đồng, 1.052 tỷ đồng và 895 tỷ đồng (năm 2017).

Đối chiếu số liệu từ hai báo cáo này, số liệu lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2017 theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước tăng 199 tỷ đồng và 187 tỷ đồng so với báo cáo của kiểm toán độc lập.

Theo PVFCCo, số liệu lợi nhuận trước thuế và sau thuế có sự chênh lệch là do một số nguyên nhân. Trước hết là chi phí sửa chữa lớn do thời điểm kết thúc sửa chữa lớn vào 31/12/2017 nên công ty mẹ chưa ghi nhận giảm giá vốn vào báo cáo tài chính năm 2017 (111 tỷ đồng). Số tiền này Công ty mẹ đã hạch toán tăng tài sản vào báo cáo tài chính chín tháng năm 2018.

Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa bảo dưỡng tổng thể thực tế giảm 43 tỷ đồng so với dự toán làm giảm giá vốn tương ứng. Số tiền này, Công ty mẹ đã hạch toán hoàn nhập chi phí sửa chữa vào báo cáo tài chính sáu tháng năm 2018.

Cùng đó, chi phí bán hàng giảm 9 tỷ đồng do phân bổ lại chi phí vận chuyển đối với lượng hàng tồn kho cuối kỳ.

Ngoài ra, chi phí quản lý giảm 23 tỷ đồng do phân loại lại một số mục chi phí tiền lương; hoàn nhập một số chi phí trích trước và phân bổ lại công cụ dụng cụ tại công ty mẹ và công ty con.

PVFCCo cho biết, Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu PVFCCo rà soát lại một số nghiệp vụ trong công tác tài chính-kế toán để phản ánh kịp thời các nghiệp vụ này trong niên độ kế toán, cụ thể là điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính năm 2016, 2017; đồng thời nộp bổ sung khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm là 17 tỷ đồng do thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh.

Báo cáo kiểm toán cũng nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản trị của PVFCCo là minh bạch, kết quả kinh doanh phản ánh đúng thực tế khi giá khí (nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón) tăng, trong khi giá sản phẩm đầu ra (phân đạm) chịu ảnh hưởng của giá thế giới, mặc dù giá bán đạm Phú Mỹ luôn đạt mức cao nhất trong các sản phẩm cùng loại.

Theo Anh Nguyễn/Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...