Kinh tế 2018 và lực đẩy tăng trưởng kinh tế 2019

Năm 2018 khép lại với nhiều kết quả tích cực và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Có được kết quả này là do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc tháo bỏ trói buộc, cải thiện môi t
Kinh tế 2018 và lực đẩy tăng trưởng kinh tế 2019

Bên cạnh đó còn là sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng DN và nhân dân cả nước.

Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khẳng định như vậy với Tạp chí Thương Gia trong một cuộc trao đổi nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019.

Năm 2018 đã qua đi với những thành tích vượt trội trên nhiều lĩnh vực. Để nói về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018, ông sẽ nói điều gì, thưa ông?

Với con số tăng trưởng kinh tế đạt mức 7,08% so với năm 2017, vượt mục tiêu 6,7% của Chính phủ, đây được coi là mức cao nhất của nền kinh tế Việt Nam trong 11 năm qua. Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô cũng đạt cao nhất từ trước đến nay, như về tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 245 tỷ USD và xuất siêu hàng hóa đạt 7,2 tỷ USD; về dự trữ ngoại hối đạt hơn 60 tỷ USD. Các ngành dịch vụ, du lịch cũng được đẩy mạnh với con số về khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam trong năm 2018 đạt hơn 15,5 triệu lượt khách. Con số hơn 160 nghìn DN đăng ký mới và quay lại hoạt động cũng là một con số khá ấn tượng.

Đặc biệt, giá trị IPO (Initial Public Offering - phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) trên thị trường chứng khoán Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, vượt cả thị trường Singapore. Đây thực sự là một “điểm sáng” đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Trong vấn đề hội nhập, năm 2018 cũng là một năm thành công khi Việt Nam đã ký thông qua CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), lần đầu tiên được bầu là thành viên của Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc.

Có sự thay đổi này là do đâu, thưa ông?

Theo tôi có nhiều chính sách, nhiều vấn đề tác động đến sự thay đổi tích cực của nền kinh tế trong năm 2018. Tuy nhiên tựu chung lại có 2 điểm đó là Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ đã rất nỗ lực tháo bỏ trói buộc cho DN, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện rõ rệt.

Thành quả này còn là sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng DN và nhân dân cả nước.

Với vai trò phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các DN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, VCCI đã có những đóng góp như thế nào cho sự thay đổi này, thưa ông?

Trong năm 2018 qua, VCCI đã tham gia Ban soạn thảo, tổ biên tập 16 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật quản lý thuế, Luật quản lý nợ công, Nghị định sửa đổi về hỗ trợ pháp lý cho DN… Tham gia hoạt động thẩm định, thẩm tra 26 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Cùng với các hoạt động khác, VCCI còn tổ chức gần 320 hội nghị, hội thảo góp ý chính sách, pháp luật với sự tham dự của 44.800 lượt DN, lấy ý kiến cộng đồng DN hoàn thiện góp ý 120 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...

Điểm nổi bật trong báo cáo PCI năm 2017 là sự tăng điểm số của tất cả các tỉnh, thành phố so với năm 2016. Đặc biệt, lần đầu tiên tất cả 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm: TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đã nằm trong nhóm 15 địa phương có thứ hạng PCI cao nhất. Điều này cho thấy sự chuyển biến của chính quyền địa phương đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh là rõ nét.

VCCI còn là một thành viên tích cực tham gia Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về cắt giảm thủ tục hành chính tại nhiều bộ, ngành, địa phương. Phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

Bên cạnh đó, VCCI tiếp tục triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về "Hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020". VCCI đã triển khai thực hiện 5/5 nhiệm vụ được giao, đã trực tiếp tập hợp từ các kênh thông tin được 701 kiến nghị của các DN, hiệp hội DN trên cả nước. Các bộ, ngành, địa phương đã trả lời được 546 kiến nghị (đạt 77,89). Ngoài ra, VCCI cũng tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá về chất lượng trả lời kiến nghị của các bộ ngành, địa phương ý kiến của 1.007 DN, hiệp hội DN đã có kiến nghị gửi các bộ, ngành, địa phương trong năm 2017 và 2018….

Với thành tựu kinh tế ấn tượng năm 2018 cùng với những động lực tăng trưởng mới, ông có nghĩ đây sẽ là những lực đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế năm 2019, thưa ông?

Theo tôi, nếu Chính phủ tiếp tục cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển như năm 2018 vừa qua, trong năm 2019 sẽ có nhiều “cú hích” cho nền kinh tế khi nhiều ngành, lĩnh vực đang có sự tăng trưởng vượt bậc như nông nghiệp hay sự ổn định của thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán với vai trò là kênh huy động vốn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải thận trọng trước những thách thức như: thâm hụt ngân sách và nợ công, nợ xấu, áp lực lạm phát vẫn ở mức cao; hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi…. Đặc biệt, Việt Nam đang đối diện xu hướng mất dần lợi thế giá nhân công rẻ và suy giảm một số ngành truyền thống (khai khoáng); gia tăng áp lực thất nghiệp sau tuổi 35 của lao động…trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, với tư cách là người đại diện cho VCCI, ông có gửi gắm điều gì tới cộng đồng DN doanh nhân TP Hà Nội nói riêng và cộng đồng DN doanh nhân cả nước nói chung, thưa ông?

Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi, tôi xin kính chúc các chủ DN hiện tại và các DN trong tương lai một năm mới An Khang Thịnh Vượng, thêm bản lĩnh, tự tin chấp nhận vượt khó và vượt khó thành công. VCCI sẽ cùng các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương luôn đồng hành, hỗ trợ DN trong bước đường phát triển hiện tại và trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

>> Kinh tế Việt Nam năm 2019 cần cú hích để kích thích tăng trưởng

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...