Kita Invest - chủ đầu tư Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra đang tất toán các lô trái phiếu ra sao?

Công ty cổ phần Kita Invest là thành viên thuộc Kita Group, là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn, trong đó có dự án Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra Hà Nội (2 tỷ USD)...

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Kita Invest đang có 08 mã trái phiếu (mã từ KITA.BOND2020.01 đến KITA.BOND2020.08) với tổng cộng 2,5 triệu trái phiếu, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Như vậy, Kita Invest đang có nợ trái phiếu ở mức 2.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tất cả các lô trái phiếu này đều được phát hành vào năm 2020 và đều có kỳ hạn là 36 tháng. Kỳ trả lãi lãi là 6 tháng/lần. Cụ thể, 6/8 lô trái phiếu sẽ đáo hạn tháng 5/2023 với tổng giá trị 2.100 tỷ đồng và 2/8 lô trái phiếu sẽ đáo hạn trong tháng 7/2023 với tổng giá trị 400 tỷ đồng.

Được biết, ngày 28/4, Kita Invest đã chi 1.600 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu đang lưu hành thuộc các lô từ KITA.BOND2020.01; KITA.BOND2020.02 đến KITA.BOND2020.06. Như vậy, Kita Invest còn 2 lô trái phiếu đang lưu hành là KITA.BOND2020.07 và KITA.BOND2020.08 với tổng giá trị lưu hành 400 tỷ đồng. Theo kế hoach, hai lô này sẽ đáo hạn vào ngày 30/4/2023 tới. 

Mặc dù kinh doanh bết bát nhưng Kita Invest vẫn liên tục ra mắt cácd ự án lớn 

Về tình hình kinh doanh, ngày 20/3 vừa qua, Công ty cổ phần Kita Invest đã công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2022, nhưng với tình hình kinh doanh khá thảm hại. Khi tính đến hết ngày 31/12/2022, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) của Kita Invest là 9,5 lần. Tổng số nợ phải trả là 10.963 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trái phiếu là 2.539 tỷ đồng. 

Điều đó cho thấy, hệ số D/E của Kita Invest đang cực kỳ báo động, cao hơn cả Novaland (4,75 lần) - đơn vị được coi là "lạm dụng" đòn bẩy tài chính quá mức khiến doanh nghiệp khốn đốn, khi có 6 đồng thì 5 đồng từ đi vay.

Dự nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của Kita Invest cũng gấp tới 2,2 lần; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) thì cực thấp chỉ 0,26%, trong khi năm 2021 còn chỉ có 0,01%. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 18,8 lần so với năm 2021, tuy nhiên cũng chỉ vỏn vẹn từ 154 triệu đồng lên 2,9 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Kita Invest là 1.154 tỷ đồng.

Về Công ty cổ phần Kita Invest, đây là một thành viên thuộc Công ty cổ phần Kita Group, được thành lập vào năm 2019 và hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực mua bán sáp nhập, đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính… 

Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật là ông Đỗ Xuân Cảnh, đây cũng là một trong 3 cổ đông của Kita Invest (nắm 1% vốn điều lệ). Các cổ đông còn lại là: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Thành (nắm 98% vốn điều lệ) và ông Nguyễn Minh Trường (nắm 1% vốn điều lệ). 

Được biết, ông Đỗ Xuân Cảnh còn đại diện các doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hữu Lợi, Công ty cổ phần Kita Link, Công ty cổ phần Kita Invest, Công ty cổ phần đầu tư Đại đô thị và Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Đông Hà.

Trên thị trường bất động sản, Kita Invest là chủ đầu tư dự án Stella Mega City tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Được biết, dự án này có quy mô 150 ha, tổng số sản phẩm là 5.000 lô đất nền với tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, hiện đang được mở bán. Tại Hà Nội, Kita Invest đang sở hữu dự án Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra Hà Nội (2 tỷ USD).

Điều đáng nói, KITA Invest đang phải thế chấp từ hợp đồng hợp tác kinh doanh đến hợp đồng đặt cọc mua đất tại khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Bến Thành.

Cụ thể, vào ngày 22/3/2022, Kita Invest đã có hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm, trong đó nêu rõ tài sản bảo đảm là tất cả các quyền tài sản và lợi ích hợp pháp mà Bên bảo đảm có được phát sinh từ Hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng quyền tài sản của dự án Khu Đô Thị Nam Thăng Long tại địa điểm phường Phú Thượng, phường Nhật Tân và phường Xuân La (thuộc quận Tây Hồ), và phường Đông Ngạc, phường Xuân Đỉnh (thuộc quận Bắc Từ Liêm), thành phố Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm