Chi tiết về Hà Nội có 56 đơn vị cấp xã mới, TP.HCM có 41 phường mới ra sao sau sắp xếp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tại thành phố Hà Nội và TP.HCM...

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội có 56 đơn vị cấp xã mới, còn TP.HCM có 41 phường mới
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội có 56 đơn vị cấp xã mới, còn TP.HCM có 41 phường mới

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 2 Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính thành phố Hà Nội, TP.HCM giai đoạn 2023 – 2025. Các Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Theo đó, sau sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội có 56 đơn vị cấp xã mới, còn TP.HCM có 41 phường mới.

Tại Nghị quyết 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025 quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Như vậy, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã; 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.

Cụ thể, quận Cầu Giấy: Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, dân số của phường Yên Hòa, một phần diện tích tự nhiên, dân số của phường Dịch Vọng để nhập vào phường Quan Hoa; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, dân số của phường Dịch Vọng, phường Nghĩa Đô và phường Dịch Vọng Hậu để nhập vào phường Nghĩa Tân. Sau khi sắp xếp có 8 phường.

Quận Đống Đa: Nhập toàn bộ phường Trung Phụng vào phường Khâm Thiên; thành lập phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám trên cơ sở nhập toàn bộ phường Quốc Tử Giám và phường Văn Miếu; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Ngã Tư Sở để nhập vào phường Khương Thượng; nhập toàn bộ phường Ngã Tư Sở sau khi điều chỉnh theo quy định vào phường Thịnh Quang.

Đồng thời, thành lập phường Phương Liên - Trung Tự trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Trung Tự để nhập vào phường Phương Liên; nhập toàn bộ của phường Trung Tự sau khi điều chỉnh theo quy định vào phường Kim Liên. Sau khi sắp xếp, quận Đống Đa có 17 phường.

Quận Hà Đông: Nhập toàn bộ phường Yết Kiêu và phường Nguyễn Trãi vào phường Quang Trung. Sau khi sắp xếp, quận Hà Đông có 15 phường.

Quận Hai Bà Trưng: Nhập toàn bộ phường Đống Mác vào phường Đồng Nhân; nhập toàn bộ phường Quỳnh Lôi vào phường Bạch Mai; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Cầu Dền để nhập vào phường Bách Khoa; nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Cầu Dền sau khi điều chỉnh theo quy định vào phường Thanh Nhàn. Sau khi sắp xếp, quận Hai Bà Trưng có 15 phường.

Quận Long Biên: Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Sài Đồng để nhập vào phường Phúc Đồng; nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Sài Đồng sau khi điều chỉnh theo quy định vào phường Phúc Lợi. Sau khi sắp xếp, quận Long Biên có 13 phường.

Quận Thanh Xuân: Nhập toàn bộ phường Thanh Xuân Nam vào phường Thanh Xuân Bắc; nhập toàn bộ phường Kim Giang vào phường Hạ Đình. Sau khi sắp xếp, quận Thanh Xuân có 9 phường.

Quận Ba Đình: Nhập toàn bộ phường Nguyễn Trung Trực vào phường Trúc Bạch. Sau khi sắp xếp, quận Ba Đình có 13 phường.

Thị xã Sơn Tây: Nhập toàn bộ phường Lê Lợi và phường Quang Trung vào phường Ngô Quyền. Sau khi sắp xếp, thị xã Sơn Tây có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 xã và 7 phường.

Huyện Ba Vì: Thành lập xã Phú Hồng trên cơ sở nhập toàn bộ xã Châu Sơn, xã Phú Phương xã Tản Hồng. Sau khi sắp xếp, huyện Ba Vì có 29 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 28 xã và 01 thị trấn.

Huyện Chương Mỹ: Thành lập xã Hồng Phú trên cơ sở nhập toàn bộ xã Đồng Phú và xã Hồng Phong; thành lập xã Hòa Phú trên cơ sở nhập toàn bộ xã Phú Nam An và xã Hòa Chính. Sau khi sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 30 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 28 xã và 2 thị trấn.

Huyện Mê Linh: Nhập toàn bộ xã Vạn Yên vào xã Liên Mạc. Sau khi sắp xếp, huyện Mê Linh có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn.

Huyện Mỹ Đức: Thành lập xã Mỹ Xuyên trên cơ sở nhập toàn bộ xã Mỹ Thành và xã Bột Xuyên; thành lập xã Vạn Tín trên cơ sở nhập toàn bộ xã Đốc Tín và xã Vạn Kim. Sau khi sắp xếp, huyện Mỹ Đức có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 1 thị trấn.

Huyện Phú Xuyên: Nhập toàn bộ xã Tri Trung vào xã Hồng Minh; nhập toàn bộ xã Đại Thắng vào xã Văn Hoàng; thành lập xã Quang Hà trên cơ sở nhập toàn bộ xã Sơn Hà và xã Quang Trung; nhập toàn bộ xã Nam Triều vào xã Nam Phong. Sau khi sắp xếp, huyện Phú Xuyên có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 2 thị trấn.

Huyện Phúc Thọ: Thành lập xã Tích Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ xã Thọ Lộc và xã Tích Giang; thành lập xã Long Thượng trên cơ sở nhập toàn bộ xã Thượng Cốc và xã Long Xuyên; thành lập xã Nam Hà trên cơ sở nhập toàn bộ xã Vân Hà và xã Vân Nam. Sau khi sắp xếp, huyện Phúc Thọ có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và01 thị trấn.

Huyện Quốc Oai: Thành lập xã Phượng Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ xã Phượng Cách và xã Yên Sơn; nhập toàn bộ xã Tân Hòa vào xã Cộng Hòa; thành lập xã Hưng Đạo trên cơ sở nhập toàn bộ xã Đại Thành và xã Tân Phú; thành lập xã Liệp Nghĩa trên cơ sở nhập toàn bộ xã Nghĩa Hương và xã Liệp Tuyết. Sau khi sắp xếp, huyện Quốc Oai có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 1 thị trấn.

Huyện Thạch Thất: Thành lập xã Lam Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ xã Dị Nậu và xã Canh Nậu; thành lập xã Quang Trung trên cơ sở nhập toàn bộ xã Hữu Bằng và xã Bình Phú; nhập toàn bộ xã Chàng Sơn vào xã Thạch Xá. Sau khi sắp xếp, huyện Thạch Thất có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 1 thị trấn.

Huyện Thanh Oai: Thành lập xã Cao Xuân Dương trên cơ sở nhập toàn bộ xã Xuân Dương và xã Cao Dương. Sau khi sắp xếp, huyện Thanh Oai có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 1 thị trấn.

Huyện Thường Tín: Nhập toàn bộ xã Thư Phú vào xã Chương Dương; thành lập xã Vạn Nhất trên cơ sở nhập toàn bộ xã Vạn Điểm và xã Thống Nhất. Sau khi sắp xếp, huyện Thường Tín có 27 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 26 xã và 1 thị trấn.

Huyện Ứng Hòa: Thành lập xã Hoa Viên trên cơ sở nhập toàn bộ xã Viên Nội, xã Viên An và xã Hoa Sơn; thành lập xã Cao Sơn Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ xã Cao Thành, xã Sơn Công và xã Đồng Tiến; thành lập xã Thái Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ xã Hòa Xá, xã Vạn Thái và xã Hòa Nam; thành lập xã Bình Lưu Quang trên cơ sở nhập toàn bộ xã Lưu Hoàng, xã Hồng Quang và xã Đội Bình; nhập toàn bộ xã Hòa Lâm vào xã Trầm Lộng. Sau khi sắp xếp, huyện Ứng Hòa có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 1 thị trấn.

Huyện Gia Lâm: Thành lập xã Thiên Đức trên cơ sở nhập toàn bộ xã Đình Xuyên và xã Dương Hà; nhập toàn bộ xã Đông Dư vào xã Bát Tràng; thành lập xã Kim Đức trên cơ sở nhập toàn bộ xã Kim Lan và xã Văn Đức; thành lập xã Phú Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ xã Phú Thị và xã Kim Sơn; nhập toàn bộ xã Trung Mầu vào xã Phù Đổng. Sau khi sắp xếp, huyện Gia Lâm có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn.

Còn tại TP.HCM sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã có 22 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 273 đơn vị hành chính cấp xã gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Như vậy, TP.HCM sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới.

Cụ thể, quận 3: Nhập toàn bộ diện phường 10 vào phường 9; nhập toàn bộ diện tích phường 13 vào phường 12. Sau khi sắp xếp, Quận 3 có 10 phường.

Quận 4: Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên phường 6 vào phường 9; nhập toàn bộ diện tích phường 10 vào phường 8; nhập toàn bộ diện tích phường 14 vào phường 15. Sau khi sắp xếp, quận 4 có 10 phường.

Quận 5: Nhập toàn bộ diện tích phường 3 vào phường 2; nhập toàn bộ diện tích phường 6 vào phường 5; nhập toàn bộ diện tích phường 8 vào phường 7; nhập toàn bộ diện tích phường 10 vào phường 11. Sau khi sắp xếp, quận 5 có 10 phường.

Quận 6: Nhập toàn bộ diện tích phường 3 và phường 4 vào phường 1; nhập toàn bộ diện tích phường 6 và điều chỉnh một phần diện tích phường 5 để nhập vào phường 2; nhập toàn bộ diện tích tự phường 5 còn lại vào phường 9; điều chỉnh một phần diện tích phường 10 để nhập vào phường 11; điều chỉnh một phần diện tích phường 13 để nhập vào phường 14. Sau khi sắp xếp, Quận 6 có 10 phường.

Quận 8: Thành lập phường Rạch Ông trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích phường 1, phường 2 và phường 3. Thành lập phường Hưng Phú trên cơ sở phường 8, phường 9 và phường 10; thành lập phường Xóm Củi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích phường 11, phường 12 và phường 13. Sau khi sắp xếp quận 8 có 10 phường.

Quận 10: Nhập toàn bộ diện phường 7 vào phường 6; nhập toàn bộ diện tích phường 5 vào phường 8; nhập toàn bộ diện phường 11 vào phường 10. Sau khi sắp xếp, quận 10 có 11 phường.

Quận 11: Nhập toàn bộ diện tích phường 2 vào phường 1; nhập toàn bộ diện tích phường 4, phường 6 vào phường 7; nhập toàn bộ diện tích phường 12 vào phường 8; nhập toàn bộ phường 9 vào phường 10; nhập toàn bộ diện tích phường 13 vào phường 11. Sau khi sắp xếp, quận 11 có 10 phường.

Quận Bình Thạnh: Nhập toàn bộ diện tích phường 3 vào phường 1; điều chỉnh một phần diện tích phường 6 để nhập vào phường 5; nhập toàn bộ diện tích phường 6 sau khi điều chỉnh phường 7; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên phường 13 để nhập vào phường 11; nhập toàn bộ diện tích phường 15 vào phường 2; nhập toàn bộ diện tích phường 21 vào phường 19; nhập toàn bộ diện tích phường 24 vào phường 14. Sau khi sắp xếp, quận Bình Thạnh có 15 phường.

Quận Gò Vấp: Nhập toàn bộ diện tích phường 4, phường 7 vào phường 1. Nhập phường 9 vào phường 8; điều chỉnh một phần diện tích phường 13 để nhập vào phường 14; nhập phường 13 sau khi điều chỉnh vào phường 15. Sau khi sắp xếp, quận Gò Vấp có 12 phường.

Quận Phú Nhuận: Nhập toàn phường 3 vào phường 4; nhập toàn bộ diện tích phường 17 vào phường 15. Sau khi sắp xếp, quận Phú Nhuận có 11 phường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…