Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 7/2023?

So sánh lãi suất huy động tại kỳ hạn 12 tháng có thể thấy hầu hết các ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất đồng loạt ở kỳ hạn này. Hiện tại, mức lãi suất cao nhất hệ thống đối với kỳ hạn nửa năm là 7,75%/năm...

Khảo sát số liệu lãi suất huy động niêm yết trên website của 30 ngân hàng thương mại trong nước đầu tháng 7 cho thấy, nhiều ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh lãi suất ở kỳ hạn 12 tháng theo hướng giảm.

Phạm vi lãi suất dao động trong kỳ hạn này là 6,3%/năm - 7,75%/năm. Hiện, mức lãi suất cao nhất được các ngân hàng niêm yết cho kỳ hạn này chỉ còn 7,75%/năm, đang được triển khai ở ngân hàng GPBank.

Trước đó, Bac A Bank là ngân hàng có biểu lãi suất huy động cao nhất hệ thống. Sau khi Bac A Bank điều chỉnh, mức lãi suất 7,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng cũng chính thức biến mất trên thị trường. Hiện tại, ngân hàng này đang ấn định lãi suất ở mức 7,4%/năm đối với hạn mức gửi tiền dưới 1 tỷ đồng và 7,6%/năm đối với tiền gửi trên 1 tỷ đồng.

Theo ghi nhận, các ngân hàng huy động lãi suất trên 7,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng hầu hết là các ngân hàng nhỏ như PVComBank (7,7%/năm), BaoVietBank (7,7%/năm), Nam A Bank (7,7%/năm), VietABank (7,6%/năm), Eximbank (7,6%/năm), ABBank (7,6%/năm), VietBank (7,7%/năm)…

Khảo sát cho thấy, phần lớn các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động thời hạn 12 tháng xuống dưới mức 7,5%/năm, điển hình như: MSB (7,4%/năm), OCB (7,3%/năm), BVBank (7,3%/năm), SeABank (7,3%/năm), SHB (7,2%/năm), Saigonbank (7,2%/năm), HDBank (7,1%/năm), MB (7,1%/năm), KienlongBank (7,1%/năm)…

Ở biểu lãi suất tiết kiệm thường của ngân hàng Techcombank với thời hạn 12 tháng, khách hàng cá nhân và hội viên Inspire sẽ nhận được lãi suất là 6,8%/năm, khách hàng VIP 2/ VIP 3 và khách hàng VIP1/Private nhận được mức lãi suất lần lượt là 6,85%/năm và 6,9%/năm.

Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo một số ngân hàng có lãi suất huy động dưới mức 7%/năm ở kỳ hạn 12 tháng là: SCB (6,95%/năm), ACB (6,9%/năm), TPBank (6,7%/năm), VIB (6,8%/năm), DongA Bank (6,94%/năm), TPBank (6,7%/năm), LPBank (6,6%/năm)…

Trong tháng này, nhóm ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV tiếp tục ghi nhận có lãi suất huy động vốn thấp nhất thị trường. Theo ghi nhận, các ngân hàng này đều niêm yết lãi suất chung mức 6,3%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, giảm 0,5 điểm phần trăm so với ghi nhận trước.

Ở thời điểm đầu năm 2023, ngoại trừ nhóm Big4, hầu hết các ngân hàng tư nhân đều niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trên mức 9%/năm; thậm chí một số ngân hàng còn áp dụng mức trên dưới 10%/năm đối với kỳ hạn này.

lãi suất huy động

Theo đó, so với mức đỉnh điểm ghi nhận cuối tháng 1/2023, lãi suất huy động 12 tháng niêm yết tại các ngân hàng đã giảm khoảng 1,5 – 3 điểm phần trăm.

Sau 4 lần Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, các chuyên gia VNDirect kỳ vọng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân hạ về mức 6,5-6,7%/năm vào cuối năm 2023, dựa trên những lý do như: nhu cầu tín dụng giảm do tăng trưởng kinh tế giảm tốc và thị trường bất động sản ảm đạm; Chính phủ thúc đẩy đầu tư công qua đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế và vẫn còn dư địa giảm thêm lãi suất điều hành vào cuối năm 2023.

Mặt khác, tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm tốc trong những tháng đầu năm 2023 do ảnh hưởng của môi trường lãi suất cao, thị trường bất động sản & trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn cũng như triển vọng kinh tế nói chung vẫn tương đối ảm đạm.

Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc. Do đó, thanh khoản hệ thống vẫn tương đối dồi dào. Vì vậy, nhóm phân tích kỳ vọng lãi suất tiền gửi có thể tiếp tục giảm nhẹ trong thời gian tới.

Một ý kiến khác, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cũng dự báo lãi suất huy động sẽ tiếp tục xu hướng giảm từ nay đến cuối năm, với mức lãi suất huy động bình quân 12 tháng của các ngân hàng thương mại về quanh mức 6,7%/năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...