Làm gì để sinh lời với tiền lì xì Tết của con?

Các bậc cha mẹ đều cố gắng làm việc, mong muốn tích cụm khoản tiền để dành cho con khi lớn lên. Vậy lựa chọn gửi tiền ngân hàng, mua vàng hay bảo hiểm… làm sao để có lời nhất?
Làm gì để sinh lời với tiền lì xì Tết của con?

Chị Mai Hương (28 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về mong muốn tích luỹ tài chính cho con cái sau này. “Tôi hiện có một con trai 4 tuổi và một con gái 1 tuổi. Tiền lì xì của hai con tôi năm nay cũng được gần chục triệu đồng. Vì các con còn nhỏ, tôi sẽ quản lý toàn bộ số tiền này và muốn gom góp, để dành cho con sau này. Nếu khoản tiền này có thể đem “đầu tư” để “sinh lời” thì càng tốt. Năm ngoái, tôi chọn mua 2 chỉ vàng từ tiền lì xì của con trai nhưng trong một hai năm gần đây, đầu tư vàng thấy không lãi nhiều”.

Hiện, chị Hương đang băn khoăn không biết nên lựa chọn phương án nào để vẫn bảo toàn cho con mà có thể sinh lời.

Lời tư vấn của chuyên gia tài chính đến từ Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank)

Chào bạn!

Cũng là một người mẹ, tôi rất chia sẻ băn khoăn và mong muốn dành dụm cho con cái của bạn. Tiền lì xì của con cái có thể không nhiều nhưng cũng có rất nhiều cách để bảo toàn và sinh lời từ nó mà vẫn giữ được những ý nghĩa để dành cho con cái. Nếu bạn thấy phương án mua vàng tích trữ không còn phù hợp, hãy tham khảo cách Mở sổ tiết kiệm gửi góp cho con.

Đây là cách được nhiều bà mẹ đang ưa thích nhất vì nó vừa sinh lời với lãi suất cao lại cho phép gửi góp nhiều lần với số tiền nhỏ.

Theo tôi, bạn có thể mở sổ tiết kiệm dạng gửi góp với lần đầu gửi chính là số tiền lì xì của hai cháu trong dịp Tết. Sau đó, mỗi khi các cháu có khoản tiền nhỏ nào hoặc khi bạn muốn để dành ít tiền cho con, bạn vẫn có thể gửi tiếp vào sổ này. Với cách này, bạn có thể gửi tiết kiệm bất kỳ lúc nào mà không bị ngại khi mở sổ tiết kiệm vì “mình ít tiền”. Nếu bạn bận rộn, không thể ra quầy thì có thể chọn tiết kiệm gửi góp trực tuyến; chỉ cần ngồi ở nhà, truy cập ngân hàng điện tử và dễ dàng mở một sổ tiết kiệm online với số tiền gửi linh hoạt cùng mức lãi suất hấp dẫn.

Mở tiết kiệm gửi góp cho con đang là một trong những công cụ hữu hiệu giúp lên kế hoạch tài chính được nhiều bà mẹ thông thái lựa chọn.

Tại Maritime Bank, chúng tôi có những sản phẩm gửi góp thiết kế khá phù hợp cho các bà mẹ đang có con dưới 15 tuổi; không những giúp giáo dục cho con những bài học tài chính ngay từ nhỏ mà còn giúp tích lũy cho các mục đích tương lai. Ví dụ với gói tiết kiệm gửi góp Măng Non, bạn chỉ cần gửi vào lần đầu số tiền tối thiểu 200 nghìn đồng.

Và trên tất cả, là một người mẹ, điều tôi thích nhất ở sản phẩm Măng Non là việc chúng giúp con trẻ tiếp cận và quản lý đồng tiền một cách khoa học cũng như xây dựng thói quen hoạch định tài chính cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Cụ thể, với sản phẩm này, mẹ có thể đưa bé ra quầy để cùng gửi/mở sổ tiết kiệm; đặc biệt sổ này có thể đứng tên bé với người giám hộ là bố hoặc mẹ. Trong những lần tiếp theo, cứ mỗi khi bé có thêm bất cứ khoản tiền nào (từ sinh nhật, thưởng học sinh ngoan…), mẹ đều có thể dẫn con ra quầy giao dịch của Maritime Bank để gửi góp thêm vào sổ tiết kiệm này mà không lo bị giới hạn số tiền mỗi lần gửi góp.

Việc mở sổ tiết kiệm đứng tên bé, cùng bé ra quầy gửi góp những khoản tiền nhàn rỗi… có thể là bước khởi đầu đơn giản nhất giúp cha mẹ sớm dạy cho con biết sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả. Bên cạnh việc tập cho bé biết dành dụm và có sinh lời từ món tiền đó, sản phẩm này còn giúp cha mẹ tích cóp tiền định kỳ cho con trẻ trong thời gian dài để chủ động về tài chính cho các kế hoạch tương lai.

>> Du lịch Mỹ “cực chất” khi mở thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...