Làm sao để thúc đẩy cho vay cá nhân hậu Covid-19?

Theo nhận định của TS Cấn Văn Lực, quan hệ tín dụng cũng là quan hệ thị trường dựa trên quy luật cung – câu. Nếu người dân khó khăn cũng khó có thể kích thích được người ta đi vay.
Làm sao để thúc đẩy cho vay cá nhân hậu Covid-19?

Ông Lực cho biết, năm nay nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp đều tương đối thấp. Tính đến hết quý I/2020, dư nợ tín dụng đạt khoảng 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương 134% GDP trong đó vay doanh nghiệp chiếm 55%, vay cá nhân là 45%.

Tuy nhiên, nhu cầu vốn đã bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 4 với tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 4 là 1,32% nhưng vẫn thấp hơn so với năm ngoài (4,5%). Đến tháng 5, theo số liệu do NHNN cập nhật cho thấy đã tăng tương đối tốt. Do đó, tăng trưởng tín dụng đến hết quý II sẽ đạt khoảng 3,5-4% hết năm 2020 là 9-10% là phù hợp.

Thực tế, kinh tế khó khăn do tác động của Covid-19 khiến nhiều người mất việc làm, giảm lương và rất cần vốn để phục vụ nhu cầu cuộc sống cũng như tái sản xuất. Tuy nhiên, nhìn vào những số liệu trên có thể thấy, dù nhu cầu về vốn của người dân đã tăng trở lại sau thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19 nhưng so với cùng kỳ vẫn ở mức rất thấp.

Trong khi đó, giai đoạn "hậu Covid-19", nhu cầu vốn để phục vụ nhu cầu cuộc sống và tái sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng. Thế nhưng để tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, nguồn vốn chính thức từ phía ngân hàng không phải dễ dàng, mà phải đáp ứng các điều kiện của ngân hàng bởi các nhà băng tuyên bố sẵn sàng hạ lãi suất xuống thấp, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận nhưng không thể hạ chuẩn cho vay.

Cần vốn nhưng không vay được từ ngân hàng có thể khiến cho tín dụng đen có cơ hội bùng phát trở lại. Thực tế trên thị trường vẫn luôn tồn tại những tổ chức, cá nhân không chỉ trong nước cho vay với lãi suất cắt cổ mà còn cả cá nhân, tổ chức nước ngoài. Việc vay vốn từ tín dụng đen để lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân người đi vay (bị đòi nợ, khủng bố tinh thần, phải trả lãi suất cao…) mà kéo theo hệ luỵ đến cả gia đình và xã hội, làm ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp, ngân hàng làm ăn chân chính.

Vậy làm sao để thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng để người dân tiếp cận được với nguồn vốn chính thức, lãi suất hợp lý và an toàn  là câu hỏi mà nhiều người cần được giải đáp.

TS Cấn Văn Lực cho rằng, điều quan trọng số 1 hiện nay là kiểm soát tốt được dịch bệnh, từ đó khôi phục dần các hoạt động xã hội và nhu cầu vay vốn sẽ tự bật tăng lên. Nếu dịch bệnh như tháng 4 vừa qua thì không có người nào đi vay, cũng không muốn phải trả nợ.

Ngoài việc giảm lãi suất, giảm phí, các tổ chức tín dụng cũng cần tiếp tục đơn giản hoá thủ tục, giải quyết nhanh hơn, gọn hơn, ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý công việc nhanh hơn. Ngân hàng số đang phát triển nhanh thời gian qua và cần phát huy, tận dụng.

Chính phủ cũng cần tiếp tục các biện pháp kích cầu, gói 62.000 tỷ cũng là kích cầu, khi trao cho mỗi gia đình 1-1,8 triệu đồng, từ đó sẽ kích cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng cần có thiện chí hợp tác từ phía đi vay, mục đích vay để làm gì và khả năng cân đối trả nợ ra sao.

“Các cá nhân không nên vay quá 50% thu nhập của mình để tránh trường hợp quá tải khi trả nợ”, ông Lực khuyến nghị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...