Leadership in tech: Để “sếp” không tụt hậu trong kỷ nguyên số

Kỷ nguyên công nghiệp 4.0 đang mở ra thời kỳ phát triển mới cho xã hội. Và để tồn tại trong thời kỳ này, tiêu chí “khác biệt hoặc chết” được ví như câu thần chú dành cho mọi doanh nghiệp. Đối với nhà
Leadership in tech: Để “sếp” không tụt hậu trong kỷ nguyên số

“Xã hội hoá” bản thân và doanh nghiệp

Hiện nay, có trên 1,55 tỷ người dùng trên Facebook và 320 triệu tài khoản trên Twitter. Một thống kê chỉ rõ, 75% khách hàng sẽ “ghé thăm” doanh nghiệp thông qua “online” nếu người chủ doanh nghiệp có một website được thiết lập với thông tin cơ bản nhưng cần thiết và cung cấp đầy đủ mọi thứ khách hàng cần. Chính vì vậy, nếu có thể tận dụng tối đa một “tệp” khách hàng khổng lồ này, một doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng kinh doanh theo tốc độ nhanh chưa từng có.

Không chỉ bằng facebook hay tweeter, doanh nghiệp có thể sử dụng hàng loạt các trang mạng xã hội khác như một “môi trường chân không” để tạo dựng uy tín, hình ảnh cho bản thân và từ đó tạo sự tin cậy cho chính doanh nghiệp mà mình làm chủ.

Các trang mạng xã hội đã được rất nhiều các doanh nhân nổi tiếng, thậm chí là cả giới chính trị gia sử dụng như một trong những cách để xây dựng hình ảnh bản thân và doanh nghiệp nhanh chóng và lan toả mạnh mẽ nhất đến cộng đồng. Thực tế đã chỉ rõ, một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp thực sự là những người biết tối ưu hoá các trang mạng xã hội để mang lại lợi ích cho bản thân mình.

Với một website, mọi cá nhân có thể dễ dàng đưa ra thông điệp kinh doanh và tiếp cận với hàng triệu người dùng. Không cần thời gian quảng bá, không cần chi phí quảng cáo cùng hàng loạt các “tiêu chuẩn” cần có để xây dựng lòng tin, chỉ những dòng trạng thái thể hiện quan điểm cá nhân cũng đã đủ để giúp giải đáp thắc mắc của hàng triệu khách hàng về bất kỳ vấn đề gì và cung cấp mọi thông tin về các doanh nghiệp mà họ cần.

Khi xã hội đang xoay quanh một “trục” mới mang tên công nghệ thì công việc kinh doanh cũng không phải là ngoại lệ. Nếu tận dụng được những ưu điểm, sự tiến bộ của chiếc trục này thì các leader doanh nghiệp hoàn toàn có thể “tự động hoá” và “trí tuệ hoá” khả năng.

Đẩy mạnh khả năng “Online”

Công nghệ đã tạo nên một cách thức làm việc mới. Thay vì đến văn phòng làm việc, rất nhiều người đã có thể làm việc tại nhà, tại các quán cà phê hay tại những không gian khiến họ cảm thấy thoải mái nhất, mà vẫn có thể nắm bắt và kết nối được với mọi người trong công ty.

Áp dụng quy luật này với một nhà lãnh đạo, thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống dựa trên giấy tờ, họ hoàn toàn có thể làm việc, kết nối thậm chí là quan sát và đánh giá toàn bộ nhân viên của mình chỉ thông qua một “đường truyền internet”.

Không chỉ là làm việc online, công nghệ còn khiến bùng nổ thị trường học trực tuyến và các nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể “thu nhỏ” mô hình này để áp dụng vào quá trình đào tạo nhân viên cũng như tăng cường vai trò lãnh đạo.

Tổ chức một loạt các khóa học trực tuyến theo nhóm hay thậm chí là một đối một không chỉ giúp cắt giảm thời gian đào tạo mà còn cho phép nhân viên nghiên cứu và chia nhỏ thời gian riêng để làm việc hiệu quả và hợp lý hơn.

Không chỉ đơn thuần là giảng dạy và đào tạo, các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp còn biết cách khơi ngợi, cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên thông qua những dòng trạng thái khen thưởng, động viên được “tag” và “wave” tài khoản của các nhân viên ưu tú. Sức lan truyền của mạng xã hội sẽ là những cú “đúp” để khơi gợi động lực làm việc của cả một đội ngũ.

“Nhân bản” cuộc cách mạng kỹ thuật số trong nội bộ doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo phải nhận thức được rằng, cuộc cách mạng công nghệ trong thế giới kinh doanh chính là một phần của cuộc cách mạng công nghiệp. Các công ty thành công nhất trên thế giới không chỉ là những công ty “kinh doanh công nghệ” mà còn là những doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ để tiến hành các phương thức kinh doanh theo cách hoàn toàn mới.

Ví dụ, trong một công ty sản xuất, bài toán công nghệ chính là tìm ra phần mềm công nghệ nào nên được “ưu ái” sử dụng để nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Hoặc để bán hàng, công nghệ được sử dụng để tiếp cận khách hàng thông qua phương tiện truyền thông xã hội, phần mềm hiện đại theo cách sáng tạo và hiệu quả nhất sẽ là gì. Hay trong quá trình xây dựng văn hoá công ty cũng như cho phép nhân viên liên lạc với nhau sẽ là công nghệ nào….

Điều này cho thấy, không phải chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ mới phải quan tâm và nỗ lực thay đổi mình để thích ứng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Kỷ nguyên của thế hệ 4.0 đã được dự báo là ảnh hưởng sâu rộng, lan toả mạnh mẽ vào mọi ngóc ngách trên thị trường và sự hiện đại là tiêu chí quyết định sự nổi bật và ưu việt của sản phẩm, của doanh nghiệp.

Chưa ai có thể đưa ra câu trả lời trọn vẹn cho hàng loạt các câu hỏi về cuộc cách mạng 4.0 nhưng nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại có thể trả lời chính xác cho việc họ cần bao nhiêu lao động, năng lực của nguồn nhân lực ấy ra sao và dẫn dắt họ như thế nào trên thương trường đầy sóng gió.

Tỷ lệ thất nghiệp trong tương lai sẽ ngày càng cao, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người, tự động hoá sẽ giảm sự phụ thuộc của sản xuất vào lực lượng lao động… là hàng loạt những băn khoăn nổi lên trong thời kỳ công nghệ 4.0. Chưa ai có thể đưa ra câu trả lời trọn vẹn cho hàng loạt các câu hỏi này nhưng nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại có thể trả lời chính xác cho việc họ cần bao nhiêu lao động, năng lực của nguồn nhân lực ấy ra sao và dẫn dắt họ như thế nào trên thương trường đầy sóng gió.

Và cho dù, ngay cả khi công nghệ đang thúc đẩy và tạo ra những thay đổi to lớn trên phạm vi toàn cầu thì có những điều then chốt và quan trọng không thể thay thế: con người chính là nhân tố tạo nên công nghệ.

Quy trình sản xuất tự động hóa hay trí thông minh nhân tạo được coi là một quy luật phát triển tự nhiên nhưng sự phát triển đó là sự phát triển song hành và có mối tương quan hỗ trợ lẫn nhau với công cuộc kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

Khi xã hội đang xoay quanh một “chiếc trục” mới mang tên “công nghệ” thì công việc kinh doanh cũng không phải là ngoại lệ. Nếu tận dụng được những ưu điểm, sự tiến bộ của chiếc trục này thì các leader doanh nghiệp hoàn toàn có thể “tự động hoá” và “trí tuệ hoá” khả năng lãnh đạo của mình.

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...