"Lên tiếng khi hiểu đủ": Quy tắc vàng để trở thành một Pro CEO

Trở thành một CEO điều hành cả một doanh nghiệp chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt là đối với công ty có quy mô lớn. Đây là vị trí mang tính “chìa khóa” để tạo nên tính chuyên nghiệp cho mọi côn
"Lên tiếng khi hiểu đủ": Quy tắc vàng để trở thành một Pro CEO

Và quy tắc “lên tiếng khi hiểu đủ” được coi là một trong những quy tắc “vàng” dành cho mọi “CEO chuyên nghiệp”.

Hiểu đủ để lên tiếng đủ

“Lên tiếng khi hiểu đủ” là một trong những quy tắc lãnh đạo nổi tiếng của Tim Cook – CEO của đế chế khổng lồ Apple. Không chỉ thể hiện quan điểm trong quá trình điều hành Apple, Tim Cook cũng luôn có chính kiến rõ ràng về nhiều khía cạnh khác nhau ngoài kinh doanh. Đơn cử nhất là cách lên án Tổng thống Donald Trump khi chia tách trẻ em nhập cư và cha mẹ chúng tại biên giới Mỹ - Mexico.

Tuy nhiên, nếu để ý, Tim Cook thường xuyên bày tỏ mối quan tâm và lên tiếng thể hiện quan điểm liên quan đến giáo dục, môi trường hay quyền công dân. Theo Tim Cook, đây là những lĩnh vực mà vị CEO này có một vốn hiểu biết nhất định và điều đó khiến ông cảm thấy “hợp lý” khi bày tỏ quan điểm.

Bản thân Tim Cook cũng cho rằng, với cương vị một nhà lãnh đạo, ông tin mình có trách nhiệm nói ra cả những giá trị của công ty lẫn những giá trị mà nó dựa vào đó để vận hành dù chưa bao giờ mong muốn Apple trở thành một “nhà phát ngôn” về mọi thứ.

Tại Hội nghị thường niên CEO Initiative 2018 của Fortune diễn ra cuối tháng 6 vừa qua, vị CEO nổi tiếng này cũng bày tỏ thẳng thắn về quan điểm kinh doanh của mình. “Tôi không nghĩ việc kinh doanh chỉ nên gói gọn trong các vấn đề thương mại. Với tôi, kinh doanh không gì khác hơn là một tập hợp những con người. Nếu con người có những giá trị thì các công ty cũng nên giống như vậy”, Tim Cook khẳng định.

Bằng sự hiểu biết của mình, Tim Cook đã so sánh hành động nhập cư này với những động thái của chính quyền ông Trump hồi năm ngoái nhằm chấm dứt DACA - Chương trình bảo vệ người nhập cư trẻ đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ do chính quyền cựu Tổng thống Obama khởi động vào năm 2012. Động thái của chính quyền ông Trump dẫn đến sự bất ổn lớn, đặc biệt là đối với Tim Cook và nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Silicon Valley khi nhiều nhân viên của họ được DACA bảo trợ.

“Tôi nghĩ cách làm này đã thể hiện sự kém tôn trọng giá trị của người khác và chúng tôi cần phải nói điều gì đó… Chúng tôi có hơn 300 nhân viên thuộc diện DACA. Tôi muốn đứng lên vì họ”, Tim Cook nêu quan điểm.

Thể hiện quan điểm một cách rõ ràng cùng những dẫn chứng cụ thể không chỉ giúp Tim Cook trở thành một CEO “rõ nét hơn” mà còn khẳng định vị thể, củng cố uy tín và xây dựng được lòng tin của hơn 1.200 nhân viên của Apple.

Tim Cook chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu cho cách một CEO điều hành doanh nghiệp. Không chỉ gói gọn trong kinh doanh, trong những bài toán lỗ lãi của doanh nghiệp, các CEO trên thế giới đang lan toả tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới bằng chính từng hành động của mình. Thông qua đó, các CEO này đang tạo nên những giá trị thương hiệu vô giá, củng cố mạnh mẽ hơn cho chính doanh nghiệp mình.

Hiểu đủ: Từ “zero” trở thành “pro”

"Lên tiếng khi hiểu đủ": Quy tắc vàng để trở thành một Pro CEO ảnh 1

“Đầu tư cho bản thân là sự đầu tư quý giá nhất” - Warrent Buffet

Có sự khác nhau giữa CEO và Pro CEO – CEO chuyên nghiệp mặc dù “chân dung” của vị CEO này cũng chỉ được dựa trên lý thuyết, khó có những tiêu chí thực sự cụ thể. Theo quan điểm quốc tế, nếu CEO là một chức vụ thì Pro CEO là “người hành nghề chuyên nghiệp”.

Pro CEO được coi là “nghề quản lý” hay “nghề giám đốc”, được xếp vào nhóm nghề nghiệp đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bên cạnh bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên,… Và để có thể trở thành Pro CEO, nhà điều hành phải học nhiều, làm nhiều mới có thể “thành thạo nghề” bên cạnh những tố chất sẵn có.

Theo các đánh giá chung về một Pro CEO, ngoài những năng khiếu bẩm sinh và một quá trình học tập có định hướng, “nhà điều hành chuyên nghiệp” cần có 4 điều kiện thiế yếu. Bao gồm tố chất “buộc phải có” (IQ, EQ hay óc tư duy chiến lược,…); tính tìm tòi, tự đào sâu nghiên cứu không ngừng nghỉ; trải nghiệm nhiều thứ, nhiều việc, nhiều môi trường khác nhau để có kinh nghiệm về nhiều mặt của cuộc sống; ý chí mạnh mẽ, sự nhanh nhạy, quyết đoán có thể chịu đựng áp lực và thách thức rất lớn trong kinh doanh…

Ngay tại Việt Nam, khi các doanh nghiệp chủ yếu là SMEs, CEO đang chưa có sự tách biệt rõ ràng về quyền sở hữu và quyền quản lý nên chủ doanh nghiệp vừa là người sở hữu vừa là người điều hành. Khi kiêm nhiệm nhiều công việc, các CEO sẽ không thể trang bị kiến thức về các lĩnh vực khác của cuộc sống.

Chính vì vậy, để có thể trở thành một Pro CEO, có thể thực hiện tốt những công việc cơ bản của một CEO như lập chiến lược hoạt động; thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa doanh nghiệp…, các giám đốc điều hành cần trau dồi và trang bị các kiến thức nhiều nhất có thể.

Đó là lý do vì sao, các CEO trên thế giới đơn cử như Tim Cook hay CEO quá cố của Apple Steve Jobs, CEO của Telsa Elon Musk, Mark Zuckerberg - CEO Facebook, Jeff Bezos – CEO Amazon hay nổi bật nhất là Warren Buffett - Chủ tịch Berkshire Hathaway luôn tâm niệm một chân lý “đầu tư cho bản thân là sự đầu tư quý giá nhất”.

“Nguyên lý” của CEO chỉ rõ, dù khả năng kinh doanh tốt nhưng nếu khâu quản trị hay điều hành yếu kém, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập.

Để trở thành một nhà quản trị, điều hành giỏi, ngoài chuyện được học hành, đào tạo bài bản, còn có những yêu cầu thuộc về tố chất bẩm sinh. Do đó, không phải bất kỳ ai cũng có thể trở nên chuyên nghiệp được trong vai trò của một CEO.

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...