Lỗ của Agriseco "đội" lên 424 tỷ đồng sau kiểm toán

Báo cáo của Agriseco chỉ ghi nhận bị lỗ 164 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, nhưng kiểm toán E&Y xác nhận số lỗ tăng gấp đôi lên 424 tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty phải điều chỉnh tăng các chi phí
Lỗ của Agriseco "đội" lên 424 tỷ đồng sau kiểm toán
Báo cáo của Agriseco chỉ ghi nhận bị lỗ 164 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, nhưng kiểm toán E&Y xác nhận số lỗ tăng gấp đôi lên 424 tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty phải điều chỉnh tăng các chi phí hoạt động, lãi vay, đánh giá lại tài sản liên quan đến cổ phiếu HNG...
Kết quả kinh doanh của công ty CP Chứng khoán ngân hàng Agribank (Agriseco, mã AGR) ngày càng sa sút trầm trọng, hé lộ khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng chỉ sau thời gian ngắn.Chỉnh vài số, lỗ thêm trăm tỷTheo BCTC 6 tháng đầu năm 2016, sau khi soát xét, Agriseco ghi nhận số lỗ trước thuế hơn 384,67 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước chỉ lỗ 4,26 tỷ đồng). Sau khi tính thêm khoản thuế TNDN hoãn lại 39,58 tỷ đồng, Agriseco thực lỗ tới 424,25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước mới lỗ gần 12,5 tỷ đồng.Số lỗ 424,25 tỷ đồng mà kiểm toán xác định lại đã tăng gấp đôi so với số lỗ 164 tỷ đồng ghi nhận trên báo cáo tài chính do công ty tự lập. Có thể thấy, với kết quả này, Agriseco đã hoàn thành vượt mục tiêu thua lỗ (kế hoạch lỗ gần 219 tỷ đồng) đặt ra tại ĐHCĐ thường niên năm 2016.Báo cáo soát xét cho thấy, doanh thu hoạt động 6 tháng qua chỉ đạt 59,7 tỷ đồng, giảm gần 12 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thu nhập này chủ yếu đến từ lãi các khoản cho vay, khoản đầu tư, bán tài sản… Hoạt động môi giới chứng khoản chỉ đem về doanh thu 12,67 tỷ đồng, các nghiệp vụ tư vấn, lưu ký chứng khoán, thu nhập khác đạt thấp, từ 1,2-1,65 tỷ đồng.Thế nhưng, chi phí hoạt động tăng đột biến từ 164 tỷ đồng lên 428 tỷ đồng sau soát xét, gấp 8 lần mức chi phí hoạt động của nửa đầu năm 2015. Trong đó, Agriseco bị lỗ tới 151 tỷ đồng từ việc bán các tài sản tài chính, lỗ từ các khoản cho vay, lãi vay tới 167,48 tỷ đồng. Số lỗ chi phí môi giới, tư vấn, lưu ký chứng khoán tổng cộng 8,7 tỷ đồng…Thuyết minh báo cáo cho biết, công ty bị lỗ lớn nhất do khoản trích lập chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính hơn 150 tỷ liên quan đến cổ phiếu HNG - công ty CP nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai.Được biết, đến cuối năm 2015, Agriseco còn nắm giữ 7,5 triệu cổ phiếu HNG với giá trị ghi sổ là 275 tỷ đồng. Nhưng giá cổ phiếu HNG liên tục lao dốc, hiện chỉ giao dịch ở mức 2.500 đồng/CP, tương ứng giá trị khoản đầu tư của Agriseco đã “bốc hơi” chỉ còn lại 18,75 tỷ đồng. Do đó, công ty phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khoản đầu tư giảm giá trị.Ngoài ra, Agriseco phải điều chỉnh tăng khoản chi phí tới 100,9 tỷ đồng, làm một trong những yếu tố đóng góp vào số lỗ lớn của công ty. Trước đó, chi phí khác ngoài là 4,3 tỷ đồng, nhưng sau soát xét lại thì số liệu tăng lên 100,9 tỷ đồng do chi phí dự phòng phải thu khó đòi hơn 96,5 tỷ đồng. Việc bán thanh lý hai khoản đầu tư cổ phiếu gồm FPT và HAG cũng bị lỗ.Do số lỗ sau soát xét tăng thêm tới 260 tỷ đồng nên vốn chủ sở hữu của Agriseco tiếp tục “hao hụt” còn lại 1.629,5 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ là 2.120 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6/2016, công ty ghi nhận lỗ luỹ kế 581 tỷ đồng. Tổng tài sản cũng “hao hụt” tương ứng, giảm từ 1.902,6 tỷ đồng xuống còn 1.643 tỷ đồng.Năm 2016, Agriseco dự kiến sẽ trích lập dự phòng rủi ro tới 235,8 tỷ đồng và đặt mục tiêu “chỉ lỗ 219 tỷ đồng”. Thế nhưng đến giờ, số lỗ đã vượt gấp đôi chỉ tiêu lỗ đề ra, mà chủ yếu do việc trích dự phòng cho các khoản đầu tư kém hiệu quả, đánh giá lại tài sản…Có an toàn hoạt động?Ngoài những khoản đầu tư cổ phiếu, bán tài sản nêu trên phải trích dự phòng, Agriseco đã bị thiệt hại khi đầu tư vào ngân hàng 0 đồng là GPBank. Trước đó, Agriseco đã nhận cầm cố cổ phiếu GPBank với giá trị sổ sách khoảng 230 tỷ đồng, sau khi Ngân hàng Nhà nước mua lại ngân hàng này với giá 0 đồng, khối tài sản hàng trăm tỷ đồng này cũng “hoá tro”. Năm 2015, công ty đã phải trích lập dự phòng 100% giá trị khoản đầu tư mất trắng GPbank với số tiền 236,9 tỷ đồng, khiến cho số lỗ tăng đột biến.Với 4 quý báo lỗ liên tục, nhà đầu tư không chỉ lo ngại rủi ro đầu tư cổ phiếu AGR mà đặc biệt quan tâm số phận công ty chứng khoán lớn thứ hai thị trường này. Tình huống xấu nhất là Agriseco đối mặt nguy cơ phá sản, rời khỏi thị trường thì thiệt hại rất lớn, nhà đầu tư trắng tay, và chủ sở hữu bị thiệt hại mất vốn.Hiện, Agriseco là công ty con của ngân hàng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) với tỷ lệ sở hữu 75,21% (tương đương 158,8 triệu cổ phiếu AGR). Phần vốn của Agribank do ông Phan Văn Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, làm người đại diện quản lý vốn nhà nước.Theo báo cáo về tỷ lệ an toàn tài chính, tổng giá trị rủi ro của công ty là 747 tỷ đồng, tỷ lệ vốn khả dụng/rủi ro là 303%, tức gấp ba lần. Kiểm toán E&Y không lưu ý vấn đề gì tại Agriseco dù các chỉ số lại có chiều hướng xấu hơn, công ty thua lỗ nặng trong một năm qua mà chưa khắc phục được.Thế nhưng, qua kiểm toán ngân hàng Agribank năm 2015, Kiểm toán nhà nước đã chỉ rõ các vi phạm, yếu kém trong hoạt động của Agriseco. Trong đó, công ty này đã thực hiện lệnh mua chứng khoán “khống” cho khách hàng khi tài khoản của khách hàng không đủ tiền.

Theo Thu Hằng/TBKD

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...