Lộ diện liên danh thầu duy nhất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu lớn thứ 2 của DATP 3 sân bay Long Thành

Liên doanh trúng gói thầu lớn thứ 2 thuộc dự án thành phần 3 của sân bay Long Thành gồm đơn vị, trong đó có 2 công ty lên sàn chứng khoán...

Trong liên doanh trúng thầu có 2 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán là Vinaconex (mã chứng khoán: VCG) và Cienco 4 (mã chứng khoán: C4G)
Trong liên doanh trúng thầu có 2 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán là Vinaconex (mã chứng khoán: VCG) và Cienco 4 (mã chứng khoán: C4G)

Đây là thông báo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) về nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cho gói thầu số 4.6 “ Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và lập thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và các công trình khác ” của Dự án thành phần 3 – Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Theo đó, gói thầu số 4.6 có tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng, là gói thầu lớn thứ 2 thuộc dự án thành phần 3 của sân bay Long Thành, sau gói 5.10 trị giá 35.000 tỷ mới đây công bố cách đây ít hôm.

Nhà thầu duy nhất đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật là liên danh gồm 6 doanh nghiệp, gồm có: Tổng Công ty xây dựng công trình hàng không ACC – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn – Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) – Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Xây dựng Việt Nam – Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 và cuối cùng là Công ty Cổ phần Xây dựng công trình hàng không Sáu Bốn Bảy.

Được biết, Tổng Công ty xây dựng công trình hàng không ACC là doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng thuộc Quân chủng Phòng không – không quân, thuộc loại hình Doanh nghiệp Nhà nước hạng I. Hiện, ACC là nhà thầu thi công nhiều dự án nhất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn còn gọi là Binh đoàn 12, thuộc Bộ Quốc phòng. Binh đoàn này là một trong những đơn vị chủ lực xây dựng những dự án lớn của nước ta, đặc biệt là những dự án liên quan tới quốc phòng.

Cụ thể, đối với các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Binh đoàn 12 là nhà thầu quân đội tham gia thi công với khối lượng lớn nhất, tổng giá trị gần 25.000 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Xây dựng Việt Nam (Vinadic), đây là thành viên của Tập đoàn AMACCAO (AMACCAO Group) - là đơn vị đã tham gia thi công xây dựng nhiều án lớn có tính chất tương tự như sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quân sự tỉnh Lai Châu.

Ngoài ra, Vinadic cũng tham gia các dự án trọng điểm trên cả nước như Hầm và Nhà ga đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội, Tòa nhà Vietinbank Tower, Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, Nhà máy sản xuất ô tô Hyundai Thành Công…

Công ty Cổ phần Xây dựng công trình hàng không Sáu Bốn Bảy là thành viên của Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 6 - Công Ty Cổ Phần (Cienco 6 - đây một trong những Tổng công ty 90 của nhà nước, chuyên ngành xây dựng công trình giao thông trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải).

Trong liên doanh này còn có 2 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán là Vinaconex (mã chứng khoán: VCG) và Cienco 4 (mã chứng khoán: C4G).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 của Vinaconex cho thấy doanh thu đạt 6.532 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng với cùng kỳ 2022, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm hơn 80% về còn 139 tỷ đồng. Kết quả này tương ứng hoàn thành 40% kế hoạch doanh thu và 16% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại Đại hội cổ đông thường niên hồi tháng 4 vừa qua.

Đáng chú ý, trước đó, Vinaconex cũng xuất hiện trong liên danh duy nhất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu 5.10 – gói thầu lớn nhất tại sân bay Long Thành với tổng giá trị hơn 35.000 tỷ đồng

Còn C4G đã thu về 1.081 tỷ đồng doanh thu và 77 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 10% và 2,5% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2023. Với kết quả này, Cienco 4 mới hoàn thành 24% kế hoạch doanh thu và 23% kế hoạch lợi nhuận.

Được biết, buổi mở hồ sơ đề xuất tài chính sẽ diễn ra vào ngày 7/8/2023.

Trước đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) cũng đã thông báo liên danh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu 5.10 của sân bay Long Thành là Vietur. Liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC Istas của Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên còn lại gồm Ricons, Newtecons, Sol E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Hawee cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).