Lo vi phạm cam kết quốc tế, Bộ Tài chính đề xuất không giảm 50% phí trước bạ

Bộ Tài chính đề xuất không thực hiện giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước sau khi phân tích các ưu nhược điểm của việc này…

Lo vi phạm cam kết quốc tế, Bộ Tài chính đề xuất không giảm 50% phí trước bạ

Mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất 2 phương án cho việc thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, sản xuất, lắp ráp trong nước lần thứ 4.

Tại văn bản gửi Bộ Tư pháp xin ý kiến thẩm định dự án Nghị định thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi trình Chính phủ, Bộ Tài chính cho hay, về cơ bản, ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương nhất trí với dự thảo Nghị định.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương có ý kiến lo ngại về vi phạm cam kết quốc tế. Theo đó, việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ như dự thảo Nghị định sẽ vi phạm cam kết quốc tế dẫn tới nguy cơ bị xử phạt vi phạm hoặc trả đũa từ các nước mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang, cần xây dựng phương án để chủ động ứng phó.

Bàn về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, đã đánh giá cụ thể tác động của việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, việc vi phạm các cam kết quốc tế và đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Cân nhắc không thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Phương án 2: Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng theo Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023. Bộ Tài chính nêu rõ qua các năm, việc giảm lệ phí trước bạ phí cũng khiến thu ngân sách nhà nước giảm, cụ thể là 7,3 nghìn tỷ đồng; 7,9 nghìn tỷ đồng và 5,2 nghìn tỷ đồng cho nửa đầu năm 2020, nửa đầu năm 2022 và nửa cuối năm 2023. Nếu tiếp tục giảm phí trước bạ vào năm 2024, ước tính nhà nước sẽ giảm thu ngân sách khoảng 5,2 nghìn tỷ đồng.

Do đó, sau khi phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ thực hiện theo phương án 1, cân nhắc không thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Trước đó, tại công văn gửi các bộ, ngành, cơ quan liên quan xin ý kiến về việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính cũng đã chia sẻ nhiều băn khoăn, trong đó là nỗi lo về tác động đối với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cụ thể, chính sách thuế, phí, lệ phí hiện được áp dụng thống nhất giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Việc thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được đánh giá là có ảnh hưởng đến thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia của Việt Nam trong khuôn khổ WTO và các FTA.

Bộ Tài chính cho hay, thời gian qua Việt Nam đã nhận được nhiều yêu cầu giải thích chính sách khi có sự phân biệt áp dụng giữa ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu từ quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước tại Việt Nam.

Bộ này cũng cho biết, phía Việt Nam đã giải thích lý do ban hành biện pháp này là để giúp các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vượt qua khó khăn, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Đây là biện pháp tạm thời, chỉ thực hiện trong 6 tháng và hết hiệu lực vào tháng 12/2023.

Đối với việc tiếp tục gia hạn thực hiện chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính thẳng thắn nhìn nhận biện pháp này được đánh giá là vi phạm cam kết về hàng hóa giữa các quốc gia với nhau, không thuộc trường hợp tranh chấp giữa nhà đầu tư và một quốc gia.

Theo đó, khả năng khiếu nại, khiếu kiện là có thể xảy ra nhưng được đánh giá là không quá căng thẳng. Việc khiếu kiện chỉ nhằm mục đích chấm dứt các biện pháp đang được áp dụng.

Trên thực tế, khi thực hiện giảm lệ phí trước bạ, Việt Nam chỉ nhận được yêu cầu giải thích chính sách khi có sự phân biệt áp dụng giữa ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng, việc giảm lệ phí trước bạ giúp doanh số các loại xe xăng, xe chạy dầu trong nước tăng là tất yếu. Nhưng điều này có khả năng đi ngược với xu hướng "xanh hóa" phương tiện giao thông đã được đề ra.

Được biết, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2023, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành nhiều chính sách giảm, giãn, hoãn nhiều loại thuế, phí và tiền thuê đất cho người dân và doanh nghiệp.

Việt Nam đã 3 lần áp dụng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, mỗi lần giảm trong thời gian khoảng 6 tháng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

10 mẫu xe hơi tốt nhất năm 2024

10 mẫu xe hơi tốt nhất năm 2024

Giải thưởng thường niên của Car and Driver (một tạp chí nghiên cứu xe hơi nổi tiếng) đã lựa chọn 10 mẫu xe của năm 2024 đáp ứng được mục đích, mang lại giá trị đáng kinh ngạc và trải nghiệm lái tuyệt vời...

Tổng thống Bulgaria đến thăm và làm việc tại tổ hợp nhà máy VinFast Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria đề nghị Vinfast sớm bán ô tô điện và đầu tư sản xuất tại Bulgaria

Một bước tiến mới trong quá trình mở rộng thị trường quốc tế, VinFast vừa nhận được lời mời hợp tác đầy hấp dẫn từ Bulgaria, Tổng thống Bulgaria đã chính thức đề nghị hãng xe Việt Nam sớm đưa sản phẩm ô tô điện vào thị trường này và thậm chí còn mở rộng đầu tư sản xuất...

Khách hàng Indonesia nhận bàn giao VF 5 trong khuôn khổ sự kiện Gaikindo Jakarta Auto Week 2024

Vinfast chính thức bàn giao ô tô điện VF 5 tại Indonesia

Indonesia, một trong những thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á, đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ sang xe điện. VinFast đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này khi chính thức bàn giao mẫu ô tô điện VF 5 tại đây...

Tân CEO toàn cầu của Hyundai, ông Jose Munoz tại buổi ra mắt mẫu IONIQ 9 ở California (Mỹ)

Hyundai trình làng mẫu IONIQ 9 hoàn toàn mới

Hyundai Motor vừa ra mắt mẫu SUV điện ba hàng ghế IONIQ 9, nhắm đến phân khúc xe gia đình cỡ lớn với tiềm năng lợi nhuận cao trong tương lai. Với phạm vi hoạt động vượt trội và khả năng sạc nhanh, mẫu xe này dự kiến sẽ cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Mỹ và Hàn Quốc từ đầu năm sau…