Loạt tỉnh thành quy định diện tích tối thiểu tách thửa

Hiện nay, quy định tách thửa đất có sự khác biệt giữa các tỉnh thành về diện tích tối thiểu của các loại đất...

Nhiều tỉnh thành phố ban hành quyết định tách thửa đất
Nhiều tỉnh thành phố ban hành quyết định tách thửa đất

Sau khi Luật Đất đai có hiệu lực, các tỉnh, thành phố đã lần lượt ban hành quy định về tách thửa đất như Hà Nội, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang... hay đang lấy ý kiến dự thảo như TP.HCM.

Cụ thể, tại Hà Nội, đối với các phường và thị trấn, chiều dài so với chỉ giới đường đỏ từ 4m trở lên, chiều rộng cạnh tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có hoặc lối đi được hình thành khi tách thửa từ 4m trở lên, phần diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ không nhỏ hơn 50m2.

Các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách phải không nhỏ hơn 80m2, ở vùng trung du là 100m2, vùng miền núi là 150m2. Còn thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), tại các phường, thị trấn, đất thương mại dịch vụ sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 400m2, đất phi nông nghiệp (không phải thương mại dịch vụ) có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 800m2.

Các xã còn lại, đất thương mại dịch vụ sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 1.000m2, đất phi nông nghiệp (không phải thương mại dịch vụ) có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 2.000m2.

Tại Thanh Hoá, đối với đất ở đô thị, diện tích thửa đất được tách thửa phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có diện tích 40m2 và kích thước cạnh tối thiểu là 3m. Riêng địa bàn phường Hải Thanh thuộc thị xã Nghi Sơn diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 30m2, kích thước cạnh 3m.

Đối với đất ở nông thôn, diện tích thửa đất được tách thửa phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có diện tích 50m2 và kích thước cạnh tối thiểu là 4m. Riêng địa bàn xã Nghi Sơn thuộc thị xã Nghi Sơn, xã Ngư Lộc thuộc huyện Hậu Lộc, xã Quảng Nham thuộc huyện Quảng Xương diện tích tối thiểu sau tách thửa là 30m2, kích thước cạnh 3m…

Đối với các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, diện tích thửa đất được tách thửa phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất hình thành sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu. Cụ thể, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối diện tích tối thiểu là 500m2. Còn đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất diện tích tối thiểu là 3.000m2.

Mới đây, tỉnh Lâm Đồng cũng ban hành quy định về tách thửa đất. Tách thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp khác thì diện tích đất tối thiểu tách thửa là 500m2 tại khu vực đô thị (các phường, thị trấn); 1.000m2 tại khu vực nông thôn (các xã) gồm cả phần diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng. Các thửa đất sau khi tách thửa phải có kích thước cạnh thửa tiếp giáp đường giao thông công cộng hiện có hoặc lối đi 10m.

Đối với tách thửa đất ở tại đô thị sẽ chia ra thành từng các loại hình nhà ở. Cụ thể, nhà phố diện tích đất ở 40m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp đường 4m; nhà liền kề có sân vườn thì diện tích đất ở 72m2và có kích thước cạnh tiếp giáp đường 4,5m đối với đường đã có tên (hoặc đường chưa có tên mà lộ giới 10m); tại các đường, đường hẻm còn lại diện tích đất ở 64m2 và kích thước cạnh tiếp giáp đường 4m.

Nhà biệt lập diện tích đất ở 250m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp đường 10m đối với đường đã có tên (hoặc đường chưa có tên mà lộ giới 10m). Tại các đường, đường hẻm còn lại diện tích đất ở 200m2 và kích thước cạnh tiếp giáp đường 10m. Còn là biệt thự diện tích đất ở 400m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp đường 12m đối với đường đã có tên (hoặc đường chưa có tên mà lộ giới 10m); tại các đường, đường hẻm còn lại diện tích đất ở 250m2 và kích thước cạnh tiếp giáp đường 10m.

Nếu chưa có quy định dạng kiến trúc nhà ở thì diện tích đất ở phải đảm bảo 72m2, kích thước một cạnh đất ở này và kích thước cạnh thửa đất tiếp giáp đường giao thông công cộng hiện có hoặc lối đi 4,5m. Quyết định cũng quy định tách thửa đất rừng sản xuất là rừng trồng, theo đó, diện tích đất tối thiểu tách thửa là 10.000m2.

Còn ở Hậu Giang, diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở (đất ở nông thôn và đất ở đô thị) là 45m2. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 60m2.

Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp được quy định như sau: đất trồng cây hằng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản là 700m2; đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác là 300m2.

Trong khi đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quy định đất ở diện tích tối thiểu sau tách thửa tại khu vực thuộc phường, thị trấn và huyện Côn Đảo từ 60m2 trở lên và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý không nhỏ hơn 5m, chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m. Tại địa bàn các xã còn lại, thửa đất phải có diện tích tối thiểu từ 80m2 trở lên.

Đối với đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, diện tích tối thiểu sau tách thửa từ 100m2 trở lên và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý không nhỏ hơn 5m, chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.

Đối với đất trồng lúa thuộc khu vực quy hoạch đất nông nghiệp tại huyện Côn Đảo diện tích tối thiểu sau tách thửa tại các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố và huyện Côn Đảo là 500m2, tại địa bàn các xã còn lại là 1.000m2.

Ở TP.HCM, hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến góp ý dự thảo xây dựng quy định tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn thành phố theo Luật Đất đai 2024.

Theo đó, điều kiện tách thửa được quy định làm 3 khu vực. Khu vực 1, gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú, thửa đất ở hình thành và đất còn lại sau khi tách phải tối thiểu 36m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 3m.

Khu vực 2, gồm quận 7, 12, Bình Tân, thành phố Thủ Đức và thị trấn các huyện, thửa đất ở hình thành và còn lại sau khi tách phải tối thiểu 50m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4m.

Còn khu vực 3, gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn), thửa đất ở hình thành và còn lại sau khi tách phải tối thiểu 80m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.

Dự thảo cũng đề xuất, đối với thửa đất nông nghiệp, phải có diện tích tối thiểu 500m2 với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung.

Xem thêm

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng

Hành vi lấn, chiếm đất có thể bị phạt 1 tỷ đồng

Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức...

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…